Kinh tế

Đòn bẩy giúp nông nghiệp phát triển ổn định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tăng cường công nghệ nông nghiệp; hỗ trợ liên minh sản xuất; cung cấp hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ dự án và tăng cường thể chế là 4 hợp phần chính của dự án Cạnh tranh nông nghiệp được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2009, tổng vốn đầu tư hơn 8,2 triệu USD. Đến nay dự án  đã hoàn thành các hợp phần được duyệt và đang trong giai đoạn đánh giá hoàn thành.
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Theo nhìn nhận của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-ông Lê Văn Lịnh thì dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Gia Lai cơ bản đạt được các mục tiêu, nội dung đề ra. Kết quả thực hiện các hợp phần của dự án đã đảm bảo quy trình sản xuất sạch, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng giá bán nông sản; từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản của người dân tham gia dự án; đáp ứng được nguyện vọng của nông dân và các cấp chính quyền của tỉnh. Đặc biệt, thông qua các hoạt động, dự án đã góp phần nâng cao trình độ, kiến thức quản lý, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ huyện, xã, các hộ dân tham gia dự án...

Cơ sở để cơ quan chuyên môn đưa ra nhìn nhận trên dựa vào hiệu quả thực tế của từng hợp phần dự án mang lại. Theo đó, hợp phần tăng cường công nghệ nông nghiệp đã triển khai 14 chủ đề, trong đó có 8 chủ đề nghiên cứu xây dựng nhân rộng, chuyển giao thuộc lĩnh vực cây trồng, vật nuôi được nông dân tiếp nhận như: mô hình 3 giảm, 3 tăng trên cây lúa; quản lý giống bò lai để phát triển bò thịt chất lượng cao... Quá trình thực hiện các mô hình thử nghiệm đã có 5.915 nông dân tiếp cận những công nghệ mới; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1.613 người. Đã có 2.623 nông dân tiếp cận kỹ thuật mới ứng dụng vào thực tiễn sản xuất trên diện tích 1.962 ha. Điển hình kỹ thuật thâm canh trồng cỏ; cà phê, cây tiêu, kỹ thuật ghép chồi cải tạo vườn cà phê; ứng dụng công nghệ phòng trừ tổng hợp IPM trên cây cà phê. Năng suất cây trồng cao hơn trung bình 12,4% so với mô hình sản xuất cũ là cơ sở tăng mức doanh thu bình quân đạt 18,1%. Riêng hợp phần cải thiện cơ sở hạ tầng công thiết yếu đã đầu tư nâng cấp hồ chứa nước Tpơng, thị trấn Kông Chro (huyện Kông Chro) tưới 15 ha ruộng nước; nâng cấp 15 tuyến đường vào các khu sản xuất tập trung của nhân dân tại địa bàn các huyện: Chư Prông, Đức Cơ, Đak Pơ, Ia Pa, Krông Pa... tổng chiều dài 31,62 km tạo điều kiện cho 13.369 hộ dân trong vùng dự án được trực tiếp hưởng lợi, góp phần giảm thất thoát nông sản sau thu hoạch và thời gian vận chuyển nông sản đến điểm tiêu thụ, từ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển gần 20% so với trước khi đường giao thông chưa được nâng cấp, làm mới...

 

(GLO)- Tăng cường công nghệ nông nghiệp; hỗ trợ liên minh sản xuất; cung cấp hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ dự án và tăng cường thể chế là 4 hợp phần chính của dự án Cạnh tranh nông nghiệp được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2009, tổng vốn đầu tư hơn 8,2 triệu USD. Đến nay dự án đã hoàn thành các hợp phần được duyệt và đang trong giai đoạn đánh giá hoàn thành.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển gần 20% so với trước khi đường giao thông chưa được nâng cấp, làm mới... Ảnh: Đức Thụy

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, chủ đầu tư dự án trong 4 hợp phần của dự án thì hợp phần hỗ trợ liên minh sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng nhờ mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nông phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Phát huy lợi thế này, Ban Quản lý dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) xây dựng kế hoạch hỗ trợ thành lập 7 liên minh sản xuất cà phê, hồ tiêu, mật ong, nấm, bò, tiêu sọ tại các huyện Chư Prông, Ia Grai, Chư Sê... Tuy nhiên, do điều kiện khách quan nên chỉ còn 5 liên minh sản xuất đi vào hoạt động và thực hiện kế hoạch kinh doanh đề ra. Đánh giá sơ bộ của cơ quan có thẩm quyền về 5 liên minh sản xuất đã triển khai kế hoạch kinh doanh cho thấy doanh thu của tổ chức nông dân tham gia vào liên minh sản xuất tăng 37.888.845.000 đồng, tỷ suất lợi nhuận tăng thêm bình quân 34% so với trước khi tham gia liên minh sản xuất. Yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận là nhờ quy mô sản xuất và năng suất tăng trên 10%; chi phí đầu vào giảm; chất lượng sản phẩm được nâng lên thể hiện qua giá bán sản phẩm cho doanh nghiệp tăng... khẳng định lợi ích kinh tế liên minh sản xuất mang lại.

Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Gia Lai đến thời điểm này đã chính thức khép lại quy trình thực hiện các hợp phần. Tuy nhiên, từ kết quả thực tế các hợp phần dự án đạt được đã đáp ứng một phần nguyện vọng phát triển nông nghiệp ổn định theo hướng có lợi của nông dân, tạo đòn bẩy cho nông nghiệp phát triển ổn định.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm