Sau khi Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực vào ngày 1-7-2009, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền đến người dân và các đơn vị sử dụng lao động về chính sách và chế độ BHYT để mọi người hiểu và tham gia BHYT.
Khám-chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp |
Đặc biệt, việc thực hiện quy định mới về khám-chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã có những kết quả rất khả quan, với trên 152.758 trẻ em được cấp thẻ BHYT, chiếm tỷ lệ trên 74%.
Trong 2 năm (2009-2010), Bảo hiểm Xã hội tỉnh Gia Lai đã thực hiện thí điểm đề án in và cấp thẻ BHYT có ảnh cho các đối tượng người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Đã in và cấp 58.000 thẻ BHYT cá nhân, 6.800 thẻ BHYT hộ gia đình với 29.142 người. Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội Gia Lai đã chụp ảnh làm dữ liệu in và cấp thẻ BHYT có ảnh của năm 2011 cho 4 huyện: Krông Pa, Phú Thiện, Chư Sê và Đức Cơ với tổng số 125.000 thẻ được cấp. Bảo hiểm Xã hội Gia Lai đã phối hợp với ngành Giáo dục-Đào tạo làm thẻ có dán ảnh cho tất cả học sinh dưới 15 tuổi trên địa bàn. |
Việc đăng ký cấp thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi ở các UBND xã còn chậm, dẫn đến tình trạng phải dùng giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh nên dẫn đến việc khó thu được quỹ BHYT. Tại một số xã, việc lập danh sách tham gia BHYT còn chậm, dẫn đến các cơ quan chuyên môn rất khó thực hiện việc làm thẻ. Công tác mở rộng đối tượng thu BHYT học sinh, sinh viên trong các trường học theo Luật BHYT vẫn chưa có chế tài nào để thực hiện.
Việc thực hiện thu BHYT với các đối tượng cận nghèo rất khó vì nhận thức chưa cao, dù Nhà nước đã hỗ trợ 50% kinh phí để mua BHYT. Đặc biệt, việc chuyển kinh phí BHYT cho các nhóm đối tượng người có công, nhiễm chất độc hóa học so với quy định của Luật BHYT