Sơ Pai về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sơ Pai là xã khó khăn của huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Dù xuất phát điểm thấp nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, cuối năm 2020, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. 
Ông Võ Thanh-Chủ tịch UBND xã Sơ Pai-cho biết: “Qua hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, xã đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất nông nhiệp. Trong đó, riêng giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn xã đã huy động hơn 175 tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân”.
Xác định nhưng tiêu chí khó thực hiện như hộ nghèo và thu nhập, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã luôn đồng hành cùng người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo mọi điều kiện cho các hộ học hỏi lẫn nhau, thi đua lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo đã tiếp cận nguồn vốn chương trình nông thôn mới, Chương trình 135 với kinh phí hơn 95 tỷ đồng để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế.
Qua hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Sơ Pai được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 10 triệu đồng thì đến năm 2020, con số này tăng lên 41 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 7%. Hệ thống cơ cở vật chất hạ tầng được đầu tư để phục vụ cho người dân một cách hiệu quả. Số hộ có nhà ở đạt chuẩn là 1.413/1.457 hộ (1.059 nhà kiên cố và 354 nhà bán kiên cố), đạt 97%.

1.Diện mạo của xã Sơ Pai ngày càng khởi sắc. Cả xã không còn hộ có nhà tạm bợ. Số hộ có nhà ở đạt chuẩn là 1.413/1.457 nhà (1.059 nhà kiên cố và 354 nhà bán kiên cố).
Diện mạo của xã Sơ Pai ngày càng khởi sắc. 

2.Hiện nay, đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã được nhựa hóa; đường trục liên thôn trong xã 13km đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi mua bán của người dân.
Hiện nay, đường giao thông từ trung tâm huyện Kbang đến trung tâm xã Sơ Pai đã được nhựa hóa. Hệ thống đường trục liên thôn trong xã dài 13 km đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa của người dân.

3.Người dân Sơ Pai tích cực lao động, chịu khó làm ăn để nâng cao đời sống. Tham gia đóng góp gần 3 tỷ cùng với Nhà nước để xây dựng nhà văn hóa, làm đường bê tông, tạo cảnh quang thôn làng sáng - xanh - sạch - đẹp.
Người dân Sơ Pai tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan thôn làng xanh-sạch-đẹp.

4.Trường Tiểu Học – THCS Sơ Pai có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo quy định và được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2017.
Trường Tiểu học và THCS Sơ Pai được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2017.

5.Ông Đinh Văn Phan –phó Chủ tịch UBMTTQ xã Sơ Pai xuống cơ sở tuyên truyền vận động người đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi cách làm ăn, để người dân áp dụng chuyển đổi cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống.
Ông Đinh Văn Phan-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơ Pai xuống cơ sở tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống.

7.Chị Đinh Thi U (làng Buôn Lưới) mạnh dạn đầu tư 1 cửa hàng tạp hóa để phục vụ bà con trong buôn. Ngoài ra gia đình chị có 2ha cà phê, 3 sào ruộng, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng.
Chị Đinh Thi U (làng Buôn Lưới) mở cửa hàng tạp hóa để phục vụ bà con trong buôn. Ngoài ra, gia đình chị có 2 ha cà phê, 3 sào ruộng, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng.

8.Bà con làng Tơ Kơr thu gom rác thải, duy trì tốt vệ sinh môi trường vào ngày cuối tuần.
Phụ nữ làng Tơ Kơr thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường vào ngày cuối tuần.

9. Từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều dự án đã được triển khai, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Bà Đinh Thị Biên (làng Buôn Lưới) cho biết: năm 2017, tôi được xã cấp cho 3 con dê. Sau 2 năm chăn nuôi dê, đàn dê giờ đã có 24 con, tôi vừa bán bớt 10 con trị giá hơn 10 triệu đồng.
Từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều dự án đã được triển khai, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Bà Đinh Thị Biên (làng Buôn Lưới) cho biết: Năm 2017, tôi được xã cấp cho 3 con dê giống. Đến nay, đàn dê giờ đã phát triển lên thành 24 con. Tôi vừa bán bớt 10 con được hơn 10 triệu đồng.

10.Gia đình anh Trần Văn Thanh (thôn 3) chuyển đổi 1,3ha đất sang trồng cây dược liệu. Ngoài ra, anh Thanh có 2ha cà phê kinh doanh, 5 sào lúa… mỗi năm trừ hết chí phí đầu tư vẫn còn trên 100 triệu đồng.
Gia đình anh Trần Văn Thanh (thôn 3) chuyển đổi 1,3 ha đất sang trồng cây dược liệu. Ngoài ra, anh Thanh có 2 ha cà phê kinh doanh, 5 sào lúa… Mỗi năm, trừ hết chí phí đầu tư, gia đình anh thu hơn 100 triệu đồng.

11.Trạm Y tế xã luôn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Trạm Y tế xã luôn chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm