Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Tăng cường giám sát, phòng-chống dịch bệnh tay chân miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 31.139 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên tại một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận số mắc tích lũy trên 100.000 dân cao hoặc số mắc tăng cao cục bộ hơn năm 2013 như TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đak Nông...

Tại tỉnh ta, từ đầu năm 2014 đến nay đã có 156 ca bệnh tay chân miệng, chưa có trường hợp tử vong. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở các tỉnh trong khu vực, nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng-chống dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ủy  ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo:
 

Các em học sinh được cô giáo hướng dẫn rửa tay đúng cách. Ảnh: Minh Triều
Các em học sinh được cô giáo hướng dẫn rửa tay đúng cách. Ảnh: Minh Triều

Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát dịch tễ chặt chẽ ở các địa phương, phát hiện sớm, xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh đầu tiên không để bùng phát thành dịch, nếu xảy ra phải dập tắt kịp thời; Phối hợp với các ngành có liên quan để tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh; chú trọng đến các trường học có học sinh lưu trú, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh tại các trường, lớp nhà trẻ, mẫu giáo; xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị nhân lực, phương tiện, thuốc men, hóa chất... hướng dẫn cho các đơn vị biết cách phát hiện, điều trị, thanh trùng, khử trùng khi có bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và phòng-chống bệnh tay chân miệng; Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về tính chất nguy hiểm và cách phòng, tránh dịch bệnh tay chân miệng; tuyên truyền về tác dụng, lợi ích của việc thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn, ở hợp vệ sinh...

Sở Giáo dục-Đào tạo: Chỉ đạo cho toàn ngành Giáo dục về công tác phòng-chống dịch bệnh tay chân miệng, tập trung chú ý vào các trường mầm non, nhà trẻ, các trường học có học sinh bán trú, nội trú; yêu cầu các trường phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng...; Phối hợp với ngành Y tế để có hướng dẫn về cách phòng-chống bệnh tay chân miệng; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghiêm túc chấp hành những khuyến cáo của cơ quan Y tế.

Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo cho các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh biến chứng xảy ra dẫn đến tử vong; Chỉ đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn cách phòng-chống bệnh tay chân miệng cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập trên địa bàn; Truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức cho cộng đồng biết cách phòng bệnh tay chân miệng.

M.Thi

Có thể bạn quan tâm