Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Thành ủy Pleiku: Tọa đàm kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 7-11, Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 – 7-11-2017).

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: T.N

Tham dự Toạ đàm có đại diện lãnh đạo một số ban ngành của tỉnh, các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ thành phố, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thành phố, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thành ủy và các xã phường, cùng các đồng chí nguyên là ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy đã nghỉ hưu đang sinh sống trên địa bàn thành phố…

Tại buổi tọa đàm, sau phần văn nghệ chào mừng và xem phim tư liệu “Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Mười”, các đại biểu đã nghe đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku, Chủ tịch HĐND Thành phố trình bày báo cáo đề dẫn buổi toạ đàm. Trong đó nhấn mạnh: Cách đây vừa tròn 100 năm, ngày 7-11-1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng  Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đồng loạt khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, lập nên Nhà nước Xô-viết, nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của CNXH hiện thực. Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga tạo ra một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại, góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách, lập nên nhiều mốc son chói lọi trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ một nước thuộc địa, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, thống nhất và đang vững bước đi lên CNXH.

Bên cạnh đó, các ý kiến phát biểu tại buổi Toạ đàm cũng đã nêu bật ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga, sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20 đối với cách mạng nước ta. Đồng thời nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin phải tiếp tục được coi trong và duy trì thường xuyên, nhằm đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống quan điểm sai trái, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới, tạo động lực cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cũng như Nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp tại địa phương thời gian tới…

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm