Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Thấy những dấu hiệu này, hãy kiểm tra cholesterol!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bạn có lo lắng về mức cholesterol quá cao?
"Có hai loại cholesterol: 'tốt' (HDL) và 'xấu' (LDL). Điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt và biết mức độ cholesterol 'tốt' và 'xấu' trong máu của bạn", Suzanne Steinbaum, bác sĩ, Giám đốc Khoa Phụ nữ và Bệnh tim của Viện Tim mạch và Mạch máu tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York (Mỹ), cho biết.
"Quá nhiều loại này - hoặc không đủ loại khác - có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đau tim hoặc đột quỵ", bác sĩ Steinbaum nói thêm.
Dưới đây là 5 dấu hiệu bạn cần kiểm tra mức cholesterol, theo Eat This, Not That!
1. Béo bụng

Mỡ thừa vùng bụng - còn được gọi là mỡ nội tạng, hoặc mỡ bụng - có liên quan đến cholesterol cao. Ảnh: Shutterstock
Mỡ thừa vùng bụng - còn được gọi là mỡ nội tạng, hoặc mỡ bụng - có liên quan đến cholesterol cao. Ảnh: Shutterstock
Các bác sĩ cảnh báo rằng mỡ thừa vùng bụng - còn được gọi là mỡ nội tạng, hoặc mỡ bụng - có liên quan đến cholesterol cao.
"Chất béo xung quanh bụng đặc biệt hoạt động về mặt trao đổi chất, có nghĩa là nó tạo ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim", Paula Johnson, bác sĩ, Phó giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ), cho biết.
2. Khó thở
Sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể gây đau ngực và khó thở.
"Đó là triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất", Vallerie McLaughlin, bác sĩ, Giám đốc Chương trình Tăng huyết áp Phổi tại Trung tâm Tim mạch Frankel thuộc Đại học Michigan (Mỹ), cho biết.
"Phía bên phải của trái tim đang gặp khó khăn trong việc đẩy dòng máu qua phổi - và nó không đến được bên trái của tim và cơ thể. Nó gây căng thẳng ở phía bên phải của tim, nơi không được sử dụng để chống lại áp suất cao", bác sĩ McLaughlin nói thêm.
3. Những nốt sần màu vàng
Các nốt sần màu vàng trên da được gọi là xanthomas có thể là dấu hiệu của cholesterol cao.
"Xanthomas là sự lắng đọng lipid cục bộ ở da, gân và mô dưới da có liên quan đến bất thường lipid", hai chuyên gia Jeffrey S. Henning và Michael G. Fazio, cho biết.
"Chúng được phân loại lâm sàng là phun trào, phẳng, có củ hoặc có gân. Xanthomas phun trào là loại phổ biến nhất và xuất hiện dưới dạng các đám sẩn màu vàng nhạt rời rạc có thể có các ban đỏ.
Chúng thường xuất hiện ở những vùng chịu áp lực hoặc chấn thương, chẳng hạn như mông, bề mặt giãn và nếp gấp".
4. Bạn có thừa cân không?

Bạn có bị cholesterok cao?. Ảnh: Shutterstock
Bạn có bị cholesterok cao?. Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia cảnh báo, thừa cân hoặc béo phì có liên quan chặt chẽ đến lượng cholesterol cao.
Johns Hopkins Medicine cho biết: “Nếu bạn bị béo phì và có lượng cholesterol cao, giảm cân sẽ giúp giảm lượng cholesterol, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch”.
5. Di truyền gia đình
Ngay cả khi không có dấu hiệu bên ngoài của cholesterol cao, tiền sử gia đình bị tăng lipid máu có thể làm tăng nguy cơ của bạn.
Bác sĩ Kate Kirley cho biết: “Thông thường, một trong những yếu tố lớn nhất quyết định mức cholesterol của bạn là gien của bạn.
Việc gien ảnh hưởng đến lượng cholesterol của bạn như thế nào thì khá phức tạp, nhưng có thể an toàn khi nói rằng cholesterol cao có xu hướng di truyền trong các gia đình.
Đối với hầu hết mọi người, xét nghiệm di truyền không cần thiết hoặc hữu ích trừ phi họ có mức cholesterol rất cao.
Và bởi vì gien là thứ mà chúng ta không thể thay đổi, đó là lý do tại sao thuốc là một công cụ quan trọng để điều trị cholesterol cao", theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm