Chính trị

Tin tức

Xây dựng Đảng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:Cần ưu tiên triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23-7, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. 
Các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; Trương Hòa Bình-Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Vũ Đức Đam-Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành và 63 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Gia Lai, dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.
100% các bộ, ngành ngang bộ và 62/63 địa phương xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử. Ảnh: Hoành Sơn
Từ đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xác định năm 2019 là năm bứt phá trong xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế, triển khai thử nghiệm và đưa vào vận hành một số hệ thống thông tin nền tảng Chính phủ điện tử. Ngày 7-3-2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025. Từ đó đến nay, 100% bộ, cơ quan ngang bộ và 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ TP. Hồ Chí Minh) đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử; Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử cùng các bộ, ngành và địa phương cơ bản đã hoàn thành 10/16 nội dung nhiệm vụ giao của 6 tháng đầu năm 2019 về việc triển khai Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử.
Tại Gia Lai, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ. Từ đó đến nay đã đạt được một số kết quả nổi bật như: 20% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính quyền điện tử được định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính của từng sở, ngành, địa phương đạt từ 20% trở lên; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện qua hệ thống một cửa liên thông của tỉnh; tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 100% phần mềm quản lý văn bản và điều hành các sở, ngành, địa phương được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản của tỉnh để kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; rút ngắn 30-50% thời gian họp, giảm thiểu việc sử dụng giấy thông qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của từng địa phương, đơn vị; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến xã kết nối vào Mạng truyền thông số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Thời gian tới, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và lãnh đạo địa phương cần ưu tiên nguồn lực triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý và điều hành, tích hợp giải pháp dịch vụ chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và văn thư để đảm bảo văn bản gửi trên Trục liên thông văn bản quốc gia đúng thể thức; đảm bảo an ninh-an toàn mạng. Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin-Truyền thông và Bộ Công an tập trung xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu…
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm