Phóng sự - Ký sự

Trung đội nữ Hoa Lộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cô gái Hoa Lộc tuổi đời mười tám, đôi mươi đầy xuân sắc ngày ấy, giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng những ký ức về chiến tích 3 lần bắn rơi máy bay Mỹ vẫn còn tươi mới.
Đông Ngàn trở thành địa danh khắc ghi chiến công của các nữ Trung đội dân quân Hoa Lộc một thời máu lửa.  
“Bỏ nhà” ra trận địa
Những năm 1965 - 1967, thua đau ở miền Nam, Đế quốc Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc hòng chặn đứng nguồn chi viện cho tiền tuyến. Mỗi ngày có hàng chục tốp máy bay quần thảo trên bầu trời miền Bắc. Chúng tập trung hỏa lực đánh phá nhà cửa, làng mạc, căn cứ, kho thóc và một số tuyến đường vận chuyển huyết mạch của ta. Trước tình hình đó, ngày 1/6/1967, đội nữ dân quân Hoa Lộc được thành lập do Thang Thị Sắc làm Trung đội trưởng.
 
Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc ngày đầu thành lập
Đội nữ dân quân Hoa Lộc lúc mới thành lập gồm 14 cô gái hầu hết tuổi đời mới 18, đôi mươi, có người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ gác lại mơ ước riêng tư để tham gia trực tiếp sản xuất, chiến đấu bảo vệ quê hương, giữ cho những tuyến đường huyết mạch luôn thông suốt. Lấy khu đất cồn bãi Đông Ngàn làm trận địa, đội nữ dân quân đã được cấp trên giao cho 3 khẩu súng máy phòng không 12,7mm.
Nhiệm vụ của trung đội nữ dân quân tự vệ Hoa Lộc là ngăn chặn những trận bom Mỹ rải xuống âu thuyền Cầu De, cầu Hàm Rồng và tuyến đường ven sông, nơi tập trung lương thực, đạn dược vận chuyển vào chi viện miền Nam chống Mỹ. Trung đội vừa nhận nhiệm vụ chiến đấu vừa được giao đất, tự sản xuất để phục vụ các nhu yếu phẩm cần thiết.
Theo kế hoạch, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc được huấn luyện trong 11 ngày cả lý thuyết và thực hành về cách sử dụng súng 12,7mm. Nhưng trước tình thế cấp bách của cuộc kháng chiến, mới học lý thuyết được hơn 5 ngày, cấp trên đã biên chế cho trung đội 3 khẩu súng. Vậy là buổi sáng trung đội học lý thuyết, buổi chiều học thực hành, đêm đào hầm hào công sự và sản xuất.
 
Trung đội phó Trịnh Thị Cần bên khẩu súng máy phòng không 12,7mm

Không lâu sau khi nhận nhiệm vụ, hệ thống hầm hào công sự đã hoàn thành, 3 khẩu súng máy phòng không 12,7mm luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các cô gái Hoa Lộc không nề hà hi sinh, gian khổ, quyết giữ yên bầu trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Bà Trịnh Thị Cần, Trung đội phó Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc là người có thời gian dài nhất sống và chiến đấu với 13 cô gái còn lại của trung đội. Bà chứng kiến nhiều cảnh bom rơi, đạn lạc cũng như nếm trải cuộc sống đầy gian khổ của đồng đội khi chấp nhận ra “trấn thủ” trận địa Đông Ngàn. Những ký ức đối với bà dường như là những câu chuyện mới xẩy ra ngày hôm qua.

Bà Cần bồi hồi nhớ lại: “Tôi đã viết đơn xin gia nhập dân công hỏa tuyến nhưng vì có chồng đang đi chiến đấu nên không được đi. Nghĩ rằng, mình phải làm gì đó trong lúc miền Nam đang ngập chìm trong khói lửa chiến tranh, tôi xin mẹ chồng ra trận địa Đông Ngàn cùng 13 chị em nữa. Những ngày đầu đầy khó khăn gian khổ, trung đội phải tự sản xuất đủ lương thực phục vụ, vừa đào hầm hào công sự vừa huấn luyện chiến đấu. Lúc đó, cơm gạo không đủ ăn nhưng cả làng này đều tập trung chi viện cho miền Nam. Cơm, sắn không đủ ăn, chúng tôi phải hái khoai lang, rau dại chấm muối ăn cho bụng đỡ cồn cào.
Dù gian khổ nhưng chị em luôn quyết tâm, còn một giọt máu cũng không đầu hàng trước súng đạn kẻ thù. Cán bộ huyện đội xuống thăm trận địa, thấy chị em ăn uống kham khổ, người gầy đét như con mắm liền xuất cấp cho 50kg gạo nhưng phải ăn dè sẻn từng bữa, nhiều hôm đói quá phải vào làng xin khoai, sắn. Vậy nhưng, những cô gái chỉ nặng chưa đến 40kg, da xanh xao vẫn vác chân súng 12,7mm, hộp tiếp đạn chạy băng băng. Mới đó mà đã hơn 50 năm trôi qua, những cố gái dân quân Hoa Lộc bây giờ đã lên chức bà, chức cụ”.  
Cháy rực trời xứ Thanh
Những ngày giữa tháng 6/1967, Đế quốc Mỹ điên cuồng nã bom vào cầu Hàm Rồng, âu thuyền cầu De, cầu Lèn và các tuyến tuyến đường huyết mạch nối miền Bắc với miền Nam ruột thịt. Có ngày, cùng một địa điểm chúng tổ chức 2 - 3 đợt máy bay dội bom khiến làng mạc vùi trong khói lửa.
 
Nụ cười chiến thắng của một nữ dân quân Hoa Lộc ngày ấy
Bà Nguyễn Thị Thứ, khẩu đội trưởng Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc nhớ như in về chiến công đầu tiên của trung đội. Lúc đó vào đầu giờ chiều ngày 16/6/1967, trung đội nhận được tin của trinh sát viên Hoàng Thị Mợi báo về có 2 tốp máy bay cường kích Mỹ đi trinh sát bờ sông khu vực âu thuyền cầu De. Lúc này, Trung đội trưởng Thang Thị Sắc đi họp, cả trung đội đang luyện tập chiến đấu. Hay tin, chị em ngừng luyện tập, kiểm tra lại súng đạn sẵn sàng chiến đấu. Khi súng đã lên nòng, mọi người đã vào vị trí thì cũng vừa lúc tốp cường kích đầu tiên gồm 3 chiếc máy bay từ Lạch Trường trút bom xuống âu thuyền cầu De nhào qua trận địa.

Ngày ấy, thông tin một trung đội nữ dân quân tự vệ chỉ được trang bị súng 12,7mm bắn rơi máy bay được truyền đi khắp cả nước, góp phần cổ vũ, động viên quân và dân ta nô nức nối tiếp chiến công. Nhiều đoàn báo chí trong và ngoài nước đã về để ghi lại chiến tích hào hùng của trung đội. Nhiều năm sau đó, một số nhà báo nước ngoài vẫn hết sức ngỡ ngàng, bởi những cô gái trước đó chưa từng biết sử dụng vũ khí, vậy mà chỉ bằng ý chí quyết tâm cùng với nhiệt huyết tuổi trẻ đã làm nên những điều không tưởng: Bắn rơi chiếc máy bay tối tân nhất của quân đội Mỹ vào thời điểm bấy giờ chỉ bằng súng phòng không thô sơ cải tiến. Nhận được tin, Bác Hồ đã gửi thư khen và động viên Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, cổ vũ tinh thần chiến đấu và kêu gọi quân dân ta học tập tấm gương của 14 cô gái Trung đội dân quân Hoa Lộ


Tuy nhiên, khoảng cách quá xa trong khi đang có một tốp gồm 3 chiếc khác bay tới gần trận địa Đông Ngàn. Vì vậy trung đội quyết định chưa nổ súng. Khi tốp thứ 2 nhào xuống gần trận địa với khoảng cách gần hơn, biết rằng đây là thời cơ thuận lợi để hạ máy bay Mỹ, Trung đội phó Trịnh Thị Cần ra hiệu lệnh nổ súng. Lúc này, cả 3 khẩu 12,7 mm đồng loạt nhả đạn. Sau 2 loạt đạn, các cô gái trong trung đội chưa kịp ăn mừng thì đã nghe bà con hò reo từ 4 phía, chiếc máy bay bốc cháy rơi vào vùng Lạch Trường. Hai chiếc còn lại vút lên cao bay về phía biển.
Bà Trịnh Thị Cần nhớ lại thời khắc lịch sử: “Khi tốp thứ hai bay vào trận địa, cự ly cách chừng 400 - 500m, chưa kịp cắt bom, tôi hô to: Nhằm mục tiêu thứ hai. Bắn! Ba khẩu 12,7mm đồng loạt nhả đạn. Chiếc máy bay A4D trúng đạn giống như một con thú hoang bị dính cung tên, cháy sáng rực trời, quay tít lao xuống Lạch Trường. Bà con đi làm đồng hô to: Đội dân quân gái bắn rơi máy bay rồi…”.
Sau chiến công bắn rơi máy bay A4D, một số cô gái của Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc chuyển công tác.
Trung đội trưởng Thang Thị Sắc được biên chế về công tác tại tỉnh, bà Cần chuyển sang công tác chính sách tại xã…
Bà Hoàng Thị Mợi thay bà Sắc làm trung đội trưởng. Trung đội nhiều lần bổ sung quân số và tính đến ngày 30/4/1975, cả trung đội đã có 35 cô gái lần lượt ra trấn giữ trận địa Đông Ngàn.
Các cô gái trẻ Hoa Lộc nối tiếp chiến công, thêm 2 lần bắn rơi máy bay Mỹ. Cứ sau mỗi lần nổ súng, các cô lại phải di dời trận địa, có khi phải đào công sự ngay giữa những cánh đồng hoặc chuyển sang xã khác để tránh những trận mưa bom của không quân Mỹ.
“Một số chị em chuyển công tác khác nhưng các cô gái vừa mới vào trận địa lại thêm 2 lần bắn rơi máy bay Mỹ. Đó là ngày 2/11/1967, chiếc máy bay A3J nổ tung trên bầu trời Hoa Lộc.
Sau chiến công này, trung đội được trang bị súng máy phòng không 14,5mm. Sau đó, vào ngày 30/7/1972, chiếc máy bay F4H của không quân Mỹ cháy rực trên bầu trời.
Ghi nhận tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của chúng tôi, tháng 7/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, 30/11/1967 tặng Huân chương chiến công hạng Nhất cho Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc. Năm 1972, trung đội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang”, bà Cần kể lại.
Bà Cần kể lại những chiến tích của Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc
Bà Cần kể lại những chiến tích của Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc
 
Trận địa Đông Ngàn, nơi Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc 3 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Ông Tạ Văn Trung, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Hoa Lộc cho biết: “14 cô gái Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc thời kỳ đầu hiện có 13 cô còn sống và đều khỏe mạnh, minh mẫn. Sau ngày hòa bình lập lại, trận địa Đông Ngàn được chia cho bà con thôn Hoa Trường sản xuất. Để ghi chiến công của các cô gái Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định xây dựng lại trận địa Đông Ngàn. Di tích này nằm trong Cụm di tích lịch sử văn hóa Hoa Lộc gồm trận địa Đông Ngàn, Di chỉ khảo cổ học cồn Sau Chợ, cồn Mả Hờ, Nghinh môn thời Lý. Dự án hiện đã hoàn thiện phần giải phóng mặt bằng và sẽ khởi công vào tháng 6/2019”.

Võ Văn Dũng (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm