Phóng sự - Ký sự

Vô chủ ở mỏ vàng lớn nhất Đông Nam Á - Kỳ 2: Bồng Miêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nhà nước chưa có quyết định dứt khoát về việc đóng cửa, thu hồi thì mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) đã trở thành lãnh địa đen.

Một góc mỏ vàng Bồng Miêu.

Đến tháng 3-2016, mỏ vàng Bồng Miêu chính thức hết hạn khai thác. Tuy nhiên Cty này vẫn "cố đấm" khai thác trái phép đến tháng 6.2016. Lợi dụng cảnh hỗn loạn này, hàng trăm người dân tứ xứ đổ về, xen lẫn với người dân địa phương xông vào mỏ vàng cướp quặng, đánh hầm, bòn mót xái... Bồng Miêu trở thành một "lãnh địa đen", thổ phỉ.
 

Khai thác trái phép, công nhiên tại mỏ vàng Bồng Miêu trong giai đoạn "giao thời" hiện nay.
Vàng nguyên khai thì bị Cty vàng Bồng Miêu (Tập đoàn Besra - Australia) lấy đi hàng tấn, nhưng chính quyền và nhân dân phải gánh hậu quả. Công an phải "cắm trại" như thổ phỉ để bảo vệ mỏ vàng đang ở thực trạng vô chủ.
Anh Vũ Thanh Hải là một trong số 700 CN Cty vàng Bồng Miêu bị mất việc. Anh cũng là một trong số 50 CN bị Cty nợ BHXH với hàng chục năm với gần 4 tỷ đồng.
 
Khai thác vàng trái phép dưới hình thức công khai bằng cơ giới hoặc đánh hầm thổ phỉ vẫn diễn ra hằng ngày tại mỏ vàng Bồng Miêu.
 
Môi trường nước, không khí tại Tam Lãnh, Bồng Miêu đang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rất nhiều hóa chất độc hại - dùng phân kim được sử dụng bừa bãi tại mỏ vàng Bồng Miêu.
 
 
 
 
 
Mỏ vàng bị tạm thời đóng cửa, nhà máy khai thác vàng của Cty bị bỏ hoang - Bồng Miêu dễ dàng biến thành "lãnh địa đen" của thổ phỉ.
 
 
Hoàn nguyên thực địa, cải tạo môi trường hiện là từ xa xỉ tại Bồng Miêu.

Thanh Hải/laodong

Có thể bạn quan tâm