Động thái này được Anh đưa ra sau khi nước này gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, Vương quốc Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam trong trường hợp tiến hành điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại.
Sau khi gia nhập CPTPP, Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường |
Tính đến nay, Việt Nam đã được 71 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận là một nền kinh tế thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều đối tác thương mại quan trọng.
Vương quốc Anh trở thành nền kinh tế thứ 12 gia nhập CPTPP, hiệp định thương mại lớn nhất của nước này kể từ sau Brexit. Chính phủ Anh ước tính hiệp định này sẽ giúp họ giảm thuế nhập khẩu ô tô, rượu và sản phẩm từ sữa. GDP Anh sẽ tăng thêm 1,8 tỷ bảng (2,2 tỷ USD) mỗi năm trong dài hạn.
Biện pháp tự vệ của Anh đối với thép Việt Nam sẽ hết hạn vào 30-6-2024 |
Năm 2022, kim ngạch hàng Việt xuất khẩu sang Anh đạt 5,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với trước đó. Hiện Anh đang áp dụng duy nhất biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép của Việt Nam và biện pháp này sẽ hết hạn vào 30-6-2024. Việc được công nhận là nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ mang lại lợi thế lớn cho hàng hóa Việt nói chung và ngành thép nói riêng khi xuất khẩu sang thị trường này trong tương lai.