Xây dựng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2016-2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do chuẩn nghèo 400.000 đồng/người/tháng đối với vùng nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với vùng thành thị hiện nay không còn phù hợp và do sự chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo không đáng kể, nên năm 2015, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ xây dựng chuẩn nghèo mới.
Chuẩn nghèo này sẽ thực hiện cho giai đoạn 2016-2020. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền thì cùng với chuẩn nghèo mới, các giải pháp, chính sách mới được ban hành trong thời gian tới sẽ góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo như hiện nay.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: "Để giải quyết chính sách cho các đối tượng nghèo, chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ tập trung nguồn lực để giải quyết khó khăn về hạ tầng cho các huyện, xã đồng bào dân tộc còn 30 đến 40% hộ nghèo, giúp cho họ có điều kiện để phát triển sản xuất. Đồng thời, giảm chính sách cho không và thay vào đó là chính sách cho vay, không chỉ cho hộ nghèo mà cả hộ cận nghèo, để tỷ lệ tái nghèo giảm đi. Trong năm 2015, cùng việc đó thì chúng tôi còn làm tiếp việc nữa là đó là chuẩn bị xây dựng chuẩn nghèo mới. Qua đó, có cơ sở đánh giá toàn diện hơn và phù hợp với xu hướng chung của quốc tế".
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyển, chuẩn nghèo hiện hành sẽ tiếp tục thực hiện đến hết 2015. Từ 2016 trở đi sẽ tiếp cận theo hướng nghèo đa chiều, một mặt nhằm đảm bảo được mức sống tối thiểu của hộ gia đình, mặc khác phải đáp ứng được các nhu cầu xã hội cơ bản. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp trong tổng thể các giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (từ việc xác định đối tượng, hoạch định chính sách, chương trình giảm nghèo, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá.
Theo VOV

Có thể bạn quan tâm