Sức khỏe

Y dược cổ truyền

14 điều đáng ngạc nhiên có thể làm tăng/giảm lượng đường trong máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người bị tiểu đường có thể nghĩ rằng mình biết các quy tắc quản lý lượng đường trong máu: không ăn đường, tập thể dục và tuân thủ kế hoạch điều trị. Nhưng khi bị tiểu đường, mọi thứ không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy.
 
Đo đường huyết SHUTTERSTOCK
Đo đường huyết SHUTTERSTOCK
Đường có ở khắp nơi. Đôi khi ngay cả khi người bệnh không ăn đường, vẫn có thể gặp nguy hiểm.
Sau đây là một số điều đáng ngạc nhiên có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, theo Bel Marra Health.
1. Cà phê
Ngay cả cà phê đen - không đường, không sữa, cũng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường, theo Bel Marra Health.
May là, trong cà phê đen có những hợp chất khác có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Caffeine, cũng có trong trà, có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
2. Cảm lạnh hoặc cúm nặng
Cảm lạnh hoặc cúm nặng cũng có thể dẫn đến biến động lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng lên khi cơ thể tăng tốc để chống lại bệnh tật. Hãy nhớ uống nhiều nước và đi khám ngay nếu bị bệnh hơn 2 ngày.
3. Căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra hoóc môn làm tăng lượng đường trong máu - điều này có thể dẫn đến các vấn đề đối với người mắc bệnh tiểu đường.
4. Trái cây khô 
 
CẨN THẬN VỚI TRÁI CÂY KHÔ, VÌ NÓ CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG SHUTTERSTOCK
CẨN THẬN VỚI TRÁI CÂY KHÔ, VÌ NÓ CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG SHUTTERSTOCK
Nhiều loại trái cây tươi thì lành mạnh, nhưng các loại trái cây sấy khô có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Quá trình làm khô, nước bay hơi hết, làm tăng nồng độ đường, làm trái cây khô trở thành món ăn vặt nhiều đường, theo Bel Marra Health.
5. Làm việc nhà
Một cách để kiểm soát lượng đường trong máu là làm việc nhà. Việc đi lại khi quét dọn, hút bụi, làm vườn... đều có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
6. Cháy nắng
Cơn đau do cháy nắng gây căng thẳng và căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu.
7. Chất làm ngọt nhân tạo
Cần phải nghiên cứu thêm, nhưng một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu.
8. Mất ngủ
Ngay cả chỉ một đêm thiếu ngủ cũng có thể khiến cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Canada.
9. Hiện tượng bình minh
Mọi người có sự gia tăng hoóc môn vào sáng sớm cho dù họ có bị tiểu đường hay không. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến, theo Bel Marra Health.
10. Mất nước
Ít nước trong cơ thể có nghĩa là nồng độ đường trong máu cao hơn.
11. Thuốc xịt mũi
Một số thuốc xịt mũi có hóa chất kích hoạt gan tạo ra nhiều đường trong máu hơn.
12. Bệnh nướu răng
Đây vừa là một biến chứng của bệnh tiểu đường vừa làm tăng lượng đường trong máu.
13. Nhiệt độ quá cao
Nhiệt độ quá cao có thể khiến mạch máu giãn ra, khiến insulin hấp thụ nhanh hơn và có thể dẫn đến lượng đường trong máu hạ thấp, theo CDC Canada.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm