6 địa điểm như hành tinh khác ở ngay trên Trái Đất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bạn có thể trải nghiệm cảm giác giống như ở sao Hỏa, Mặt Trăng khi đi du lịch ở các vùng thiên nhiên hoang dã ở Mỹ.

Một nhà nghiên cứu mặc bộ đồ không gian đi trên vùng Hanksville, Utah, Mỹ - nơi đặt trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả. Địa điểm này được các nhà khoa học lựa chọn để kiểm tra kỹ thuật và trang thiết bị vì nó giống với cảnh quan trên sao Hỏa. Ảnh: David Howells.
Một nhà nghiên cứu mặc bộ đồ không gian đi trên vùng Hanksville, Utah, Mỹ - nơi đặt trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả. Địa điểm này được các nhà khoa học lựa chọn để kiểm tra kỹ thuật và trang thiết bị vì nó giống với cảnh quan trên sao Hỏa. Ảnh: David Howells.


SpaceX - công ty của tỷ phú Elon Musk, có tham vọng đưa hàng trăm người đến sao Hỏa để du lịch và sinh sống. Công ty này dự kiến những người đầu tiên sẽ hạ cánh trên hành tinh đỏ vào năm 2025. Tổng thống Barack Obama đã công bố một bài xã luận trong tháng 10/2016 để nói về mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030.

Mới đây, SpaceX của tỷ phú Elon Musk công bố tỷ phú Nhật, Yusaku Maezawa, là khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ bay lên Mặt Trăng bằng tên lửa Big Falcon Rocket, theo AFP.

Đối với những vị khách chưa có đủ tiền và mong muốn trải nghiệm sống khác lạ, đây là một số điểm đến trên Trái Đất nhưng lại tạo cảm giác gần gũi với các hành tinh khác:

Sao Hỏa


 

Cầu Rainbow, một trong những cây cầu tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trên một nhánh của hồ Powell ở bang Utah, Mỹ. Ảnh: Wild Horizon.
Cầu Rainbow, một trong những cây cầu tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trên một nhánh của hồ Powell ở bang Utah, Mỹ. Ảnh: Wild Horizon.



Cảnh quan sa mạc đỏ ở miền Nam bang Utah tương đồng về sự cô lập, địa chất, màu sắc với hành tinh hàng xóm của chúng ta. Đi bộ xuyên qua khu vực này, du khách sẽ phát hiện ra những hẻm núi màu đỏ nối tiếp với những đỉnh núi. Bỏ qua những đám xương rồng, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng mình đang đặt chân lên Valles Marineris, phiên bản của khe núi Grand Canyon trên sao Hỏa. Cây cầu Rainbow nằm trên vùng đất này là một mái vòm thiên nhiên tuyệt đẹp cao gần 90 m hình thành từ đá sa thạch Kayenta màu đỏ nâu. Khu vực này là nơi đặt trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa. Trạm nghiên cứu được thiết kế như một chiếc bồn tròn cao 2 tầng với các ổ khóa không khí để mô phỏng điều kiện sống trên hành tinh đỏ. Hơn một nghìn người đã tham gia vào các nhiệm vụ hai đến ba tuần tại đây từ năm 2001. Hội sao Hỏa, tổ chức ủng hộ việc đưa con người đến sao Hỏa càng sớm càng tốt, đang tích cực tuyển dụng tình nguyện viên cho các nhiệm vụ trong tương lai.

Callisto

 

 Nước và băng tích tụ trong miệng núi lửa Pingualuit ở Quebec, Canada. Ảnh: USGS/NASA Landsat.
Nước và băng tích tụ trong miệng núi lửa Pingualuit ở Quebec, Canada. Ảnh: USGS/NASA Landsat.


Mặt trăng Callisto của sao Mộc là hành tinh lớn thứ 3 trong Hệ Mặt Trời được Galileo phát hiện vào thế kỷ 17. Núi Valhalla trên bề mặt hành tinh này được lấy làm tên gọi cho ngôi nhà của các chiến binh trong thần thoại Bắc Âu. Bán kính của hành tinh dài khoảng 2.410 km. Không giống như Callisto, Trái Đất có bầu khí quyển che chắn khỏi các thiên thạch ngoài vũ trụ. Tuy nhiên vẫn có những thiên thể lọt qua tấm lá chắn đó.

Nếu muốn thử cảm giác đứng trong vành đai của Valhalla, bạn có thể ghé thăm một trong 190 miệng hố trên Trái Đất hình thành bởi các tác động thiên thạch. Lớn nhất trong số này là miệng núi lửa Vredefort, hình dạng như một hình tròn gồ ghề ở Nam Phi. Đường kính của hố hơn 160 km khiến bạn thậm chí không nhận ra mình đang đứng trên vết sẹo lớn nhất của Trái Đất.

Bạn cũng có thể tham quan miệng núi lửa Pingualuit nhỏ hơn, ít tuổi hơn và còn nguyên vẹn nằm ở vùng lãnh nguyên ở phía bắc Quebec, Canada. Một người tìm khoáng chất đã lầm tưởng đây là khu vực có các điều kiện hoàn hảo để hình thành đá kimberlite chứa kim cương. Những du khách đến Pingualuit ngày nay sẽ thấy hồ Crystal Eye of Nunavik, một hồ nước ngọt rất sâu và chứa đựng nguồn nước sạch đến kỳ lạ.

Sao Kim


 

Những chiếc khinh khí cầu bay trên bầu trời tại Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Albuquerque. Ảnh: Blaine Harrington III.
Những chiếc khinh khí cầu bay trên bầu trời tại Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Albuquerque. Ảnh: Blaine Harrington III.



Nếu con người đến thăm sao Kim, có lẽ không bao giờ họ có thể hạ cánh trên bề mặt núi lửa của hành tinh. Những đám mây tạo mưa axit sulfuric bao phủ khắp hành tinh và đốt nóng lớp vỏ của ngôi sao này lên đến 471 độ C.

Thay vào đó, du khách có thể trải nghiệm một ngày trôi nổi ở những thành phố trên mây có hình dạng như chiếc khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời. Đây là sản phẩm của NASA khi hình dung về điều kiện trên sao Kim và giả định nó trên Trái Đất để nghiên cứu hành tinh này. Ở độ cao các khinh khí cầu đạt tới, nhiệt độ và các điều kiện khác sẽ ít khắc nghiệt hơn đối với du khách so với người anh em trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Để biết về cảm giác của một kỳ nghỉ đến sao Kim, bạn hãy thử nhiệt lượng toả ra tại Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Albuquerque (New Mexico, Mỹ). Tại đây sẽ có hơn 500 chiếc khinh khí cầu được đốt cháy cùng lúc để khởi động. Lễ hội này diễn ra vào tháng Mười hàng năm, kéo dài trong chín ngày. Các sự kiện buổi tối được tổ chức bên dưới rất nhiều khinh khí cầu được cố định tại chỗ. Ngọn lửa bên trong cháy sáng khiến chúng trông như những chiếc đèn lồng rực rỡ.

Mặt Trăng


 

Mặt trời chiếu vào núi Mauna Kea ở Hawaii, Mỹ. Đây là một ngọn núi lửa đã tắt được NASA sử dụng để quan sát và đào tạo phi hành gia. Ảnh: Jiwon Chung.
Mặt trời chiếu vào núi Mauna Kea ở Hawaii, Mỹ. Đây là một ngọn núi lửa đã tắt được NASA sử dụng để quan sát và đào tạo phi hành gia. Ảnh: Jiwon Chung.



Buzz Aldrin, phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 11 đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, đã viết: "Trong tất cả những nơi trên Trái Đất chúng tôi luyện tập, Đảo Lớn giống với Mặt Trăng nhất". Nơi này nằm ở độ cao hơn 3.300 m trên sườn núi Mauna Kea, Aldrin và các phi hành gia khác đã tập luyện cách đi bộ trên Mặt Trăng vào những năm 1960. Địa điểm này sau đó có biệt danh "Thung lũng Apollo".

Các nhà địa chất học đặt đội phi hành gia vào một khóa học trên địa hình núi lửa, bao gồm nhảy cao và tiếp đất với bề mặt có những mạch dung nham, các dòng nham thạch nhấp nhô, những loại sợi thủy tinh gọi là "tóc của Pele". Mauna Kea, ngọn núi lửa cao nhất Hawaii, có bề mặt như vậy. Nơi này vẫn thường có những người yêu thiên văn đến tham quan và đóng góp những quan sát quan trọng.

Vào ban ngày, những người đi bộ đường dài giàu kinh nghiệm có thể leo lên đây và quay về trong khoảng 8 tiếng. Thời tiết tốt cùng một chiếc ôtô kèm theo khả năng xử lý xe, bạn có thể khởi hành từ các trung tâm du lịch lên đỉnh núi lửa để ngắm hoàng hôn, bầu trời sao và Mặt Trăng.

Cực quang của Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Thiên Vương


 

Một người phụ nữ đứng dưới ánh sáng chuyển động của Bắc cực quang tại Na Uy. Ảnh: Garcia Julien.
Một người phụ nữ đứng dưới ánh sáng chuyển động của Bắc cực quang tại Na Uy. Ảnh: Garcia Julien.



Ánh sáng của cực quang được sinh ra từ quá trình tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt Trời và tầng khí quyển Trái Đất. Những cơn bão Mặt Trời khổng lồ tạo thành dòng hạt mang năng lượng bay trong không gian. Nếu Trái Đất nằm trên đường đi của dòng hạt này, các hạt mang điện sẽ "tấn công" vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Các nhà khoa học đã nhìn thấy hiện tượng này xung quanh các cực của sao Mộc, Sao Thổ và Sao Thiên Vương. Trên Trái Đất, bạn có thể xem hiện tượng này gần cực Bắc và cực Nam với tên gọi Bắc cực quang và Nam cực quang. Ánh sáng như những dải lụa chuyển động trên bầu trời có màu xanh lá cây, xanh dương, đỏ hoặc tím. Để có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này bạn cần lên kế hoạch và có một chút may mắn. Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan nằm ở các vĩ độ xa phía bắc là địa điểm lý tưởng để thấy cực quang. Bạn cần bầu trời tối để xem được hiện tượng này. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi từ tháng 9 đến tháng 4 khi đêm dài. Thời tiết tốt và ít ánh trăng sẽ tăng thêm vẻ đẹp của cực quang.

Sau một cơn bão mặt trời, ánh sáng trở nên mãnh liệt hơn nhưng không có cách nào để dự đoán trước những sự kiện đó. Viện địa vật lý ở Fairbanks, Alaska, Mỹ theo dõi trạng thái của cực quang và chỉ cung cấp một dự báo cực kỳ ngắn hạn - một cái nhìn thoáng qua về những gì có thể sẽ đến trong giờ tiếp theo.

Enceladus


 

Một thợ lặn bơi bên cạnh tảng băng dưới nước ở Kulusuk, Greenland. Ảnh: Tobias Friedrich.
Một thợ lặn bơi bên cạnh tảng băng dưới nước ở Kulusuk, Greenland. Ảnh: Tobias Friedrich.


Vào năm 2011, tàu không gian Cassini phát hiện thấy các tia nước và hơi nước phun ra từ cực Nam của Enceladus, một trong những mặt trăng của sao Thổ. Phát hiện này chỉ ra sự tồn tại những hồ đầy nước bên dưới bề mặt đông lạnh của Enceladus. Khi các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích những rung động nhỏ trên hành tinh này, tính toán của họ chỉ ra điều tuyệt vời hơn - một đại dương toàn cầu giữa lớp vỏ băng giá và lõi đá của Enceladus.

Làm thế nào để bơi qua bề mặt vỏ băng này? Lặn dưới những tảng băng trôi ngoài khơi bờ biển Greenland có thể cho bạn biết cảm giác giống với Enceladus. Mặt dưới của các tảng băng trôi liên tục tan chảy và biến dạng, vì vậy không có lần lặn nào là giống nhau. Những thay đổi của tảng băng có thể gây nguy hiểm cho thợ lặn khi chúng trôi dạt trong các vùng biển lạnh lẽo.

 

Kiều Dương (Theo National Geographic/VNE)

Có thể bạn quan tâm