Không phải cứ rau củ quả là “lành”, một số loại phổ biến hàng ngày có những độc tố tự nhiên dễ làm hại cơ thể…
Đậu cove
Nếu không được nấu chín, saponin mạnh trong hạt đậu sẽ kích thích đường tiêu hóa, thêm cả chất lectin, dễ gây nên tình trạng đông máu.
Ngoài ra, đậu cove cũng có chứa nitrite và trypsin, với những ai bị bệnh đau dạ dày, nếu ăn đậu sống hoặc nấu không chín kỹ dễ kích thích đau dạ dày, có người còn bị ngộ độc kèm các triệu chứng viêm dạ dày xuất hiện. Vì vậy cách tốt nhất là nên nấu chín, tốt nhất là hơi nhừ khi chế biến món đậu cove.
Đậu nành
Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, nếu là sữa đậu nành càng cần đun kỹ nếu không dễ bị ngộ độc.
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đun sữa đậu nành và chỉ đun đến 80 độ, nhưng khi đó, saponin trong sữa và các thành phần độc hại khác chưa hoàn toàn bị phá hủy, nếu uống này sữa có thể ngộ độc. Trong khoảng 30 phút -1 tiếng sẽ có triệu chứng đau dạ dày, viêm đường ruột.
Cách tốt nhất khi đun sữa đậu nành là để sôi thêm 10 phút nữa sau khi đạt đến 100 độ.
Sắn
Mặc dù củ sắn giàu tinh bột, nhưng các bộ phận khác như rễ, thân và lá đều có chứa nhiều chất độc hại.
Ngay cả trong củ sắn hay ăn hàng ngày, vỏ có chứa glycosides, nếu trong quá trình hấp, nấu canh, đồ xôi mà không nấu chín kỹ hay bóc sạch vỏ có khả năng gây ngộ độc.
Khoai tây
Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở nụ, hoa, lá và lớp ngoài của củ.
Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao..
Hãy để khoai tây ở nơi khô mát, để ngăn chặn sự nảy mầm. Nếu đã nảy mầm hay bổ ra có màu đen, tốt nhất không nên ăn.
Hoa bí
Thường dùng để xào hay luộc, nhưng đôi khi hoa bí được chế biến không kỹ cũng dễ gây ngộ độc, vì hoa bí có chứa colchicine, sẽ làm cho các mô cơ thể bị thiếu oxy.
Để ngăn ngừa ngộ độc hoa bí, hãy nấu kỹ, hoặc chần qua nước sôi già trước khi dùng làm món xào.
Đậu cove
Ngoài ra, đậu cove cũng có chứa nitrite và trypsin, với những ai bị bệnh đau dạ dày, nếu ăn đậu sống hoặc nấu không chín kỹ dễ kích thích đau dạ dày, có người còn bị ngộ độc kèm các triệu chứng viêm dạ dày xuất hiện. Vì vậy cách tốt nhất là nên nấu chín, tốt nhất là hơi nhừ khi chế biến món đậu cove.
Đậu nành
Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, nếu là sữa đậu nành càng cần đun kỹ nếu không dễ bị ngộ độc.
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đun sữa đậu nành và chỉ đun đến 80 độ, nhưng khi đó, saponin trong sữa và các thành phần độc hại khác chưa hoàn toàn bị phá hủy, nếu uống này sữa có thể ngộ độc. Trong khoảng 30 phút -1 tiếng sẽ có triệu chứng đau dạ dày, viêm đường ruột.
Cách tốt nhất khi đun sữa đậu nành là để sôi thêm 10 phút nữa sau khi đạt đến 100 độ.
Sắn
Mặc dù củ sắn giàu tinh bột, nhưng các bộ phận khác như rễ, thân và lá đều có chứa nhiều chất độc hại.
Ngay cả trong củ sắn hay ăn hàng ngày, vỏ có chứa glycosides, nếu trong quá trình hấp, nấu canh, đồ xôi mà không nấu chín kỹ hay bóc sạch vỏ có khả năng gây ngộ độc.
Khoai tây
Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở nụ, hoa, lá và lớp ngoài của củ.
Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao..
Hãy để khoai tây ở nơi khô mát, để ngăn chặn sự nảy mầm. Nếu đã nảy mầm hay bổ ra có màu đen, tốt nhất không nên ăn.
Hoa bí
Thường dùng để xào hay luộc, nhưng đôi khi hoa bí được chế biến không kỹ cũng dễ gây ngộ độc, vì hoa bí có chứa colchicine, sẽ làm cho các mô cơ thể bị thiếu oxy.
Để ngăn ngừa ngộ độc hoa bí, hãy nấu kỹ, hoặc chần qua nước sôi già trước khi dùng làm món xào.
Theo TPO