Có gì đặc biệt ở miệt vườn miền Tây mà ai cũng muốn một lần đến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có sự khác biệt về địa hình so với các vùng miền khác ở nước ta, với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó, TP.Cần Thơ được xem là thủ phủ của vùng, ngoài khoảng 60km chiều dài sông Hậu chảy qua, thành phố này còn có hàng trăm con sông, rạch lớn nhỏ khác nhau cùng nhiều cồn đất lớn khai thác du lịch miệt vườn được ví như “báu vật sông nước”.

Khách du lịch dùng muỗng đút cơm trắng cho đàn cá
Khách du lịch dùng muỗng đút cơm trắng cho đàn cá "chảnh" ăn ở Cồn Sơn. Ảnh: H.Thơ.



Đơn cử như Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ), vùng đất rộng chưa đến 75ha đất, nằm lọt thỏm bên sông Hậu, bao quanh bốn bề là nước và cách trung tâm TP.Cần Thơ khoảng 6 cây số. Trước kia, người dân sinh sống ở cồn này chủ yếu trồng cây ăn quả, nuôi cá… vì ở tách biệt nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng mấy năm trở lại, Cồn Sơn nổi tiếng về du lịch miệt vườn với nhiều sản phẩm độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Chỉ cần bước chân lên thuyền, di chuyển quãng đường khoảng 600 mét là đến Cồn Sơn. Hướng dẫn viên cũng là chủ nhân của Cồn Sơn sẽ ra bến đón khách với nụ cười hồn hậu, giản dị như "đón người thân ở xa mới về". Sẽ có nhiều sự lựa chọn với nhiều sản phẩm du lịch ở Cồn Sơn, như: xem cá lóc bay, đút cơm cho đàn cá "chảnh", trải nghiệm làm bánh dân gian, mục sở thị vườn cây trái, nghe hát đờn ca tài tử, thưởng thức các món ẩm thực Nam bộ...

"Đến Cồn Sơn, tôi như lạc vào một vùng Nam bộ sông nước ngày xưa. Ở đây, người dân sống đùm bọc, gắn kết, giúp đỡ nhau, thể hiện rõ nhất ở cách hỗ trợ nhau làm du lịch, mỗi hộ tạo một sản phẩm tạo thành chuỗi liên hoàn khiến khách không thể ghé nhà này rồi bỏ qua nhà kia. Tôi đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng phải thú thật là nơi này rất thú vị" - du khách Hà Thị Thùy Trang (quê ở tỉnh Tây Ninh), chia sẻ.


 

Đường dẫn đến các nhà vườn làm du lịch ở Cồn Sơn. Ảnh: H.Thơ.
Đường dẫn đến các nhà vườn làm du lịch ở Cồn Sơn. Ảnh: H.Thơ.
Trên Cồn Sơn đường chỉ rộng chưa đầy 1 mét, nên người dân cũng như du khách di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ. Hai bên đường là hàng cây xanh tỏa bóng mát. Ảnh: H.Thơ.
Trên Cồn Sơn đường chỉ rộng chưa đầy 1 mét, nên người dân cũng như du khách di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ. Hai bên đường là hàng cây xanh tỏa bóng mát. Ảnh: H.Thơ.
Thi thoảng, có một vài hàng quán che tạm bằng mái lá ngay trên đường để bán các sản vật nhà trồng được như cam, bưởi, chôm chôm, nhãn... với giá hợp lý. Ảnh: H.Thơ.
Thi thoảng, có một vài hàng quán che tạm bằng mái lá ngay trên đường để bán các sản vật nhà trồng được như cam, bưởi, chôm chôm, nhãn... với giá hợp lý. Ảnh: H.Thơ.
Khách du lịch người nước ngoài đến Cồn Sơn thường đi theo tour. Ngay từ lúc rời tàu đặt chân lên cồn, du khách đã ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ ở nơi này. Đặc biệt, trên khắp các lối đi không có một cọng rác, rác thải nhựa vất vưởng. Ảnh: H.Thơ.
Khách du lịch người nước ngoài đến Cồn Sơn thường đi theo tour. Ngay từ lúc rời tàu đặt chân lên cồn, du khách đã ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ ở nơi này. Đặc biệt, trên khắp các lối đi không có một cọng rác, rác thải nhựa vất vưởng. Ảnh: H.Thơ.
 Ngoài đi bộ và xe đạp, du khách có thể di chuyển bằng ghe theo dòng kênh để luồn lách khắp cồn. Dọc kênh là các vườn cây trái, đôi chỗ có chiếc cầu khỉ bắc ngang. Ảnh: H.Thơ.
Ngoài đi bộ và xe đạp, du khách có thể di chuyển bằng ghe theo dòng kênh để luồn lách khắp cồn. Dọc kênh là các vườn cây trái, đôi chỗ có chiếc cầu khỉ bắc ngang. Ảnh: H.Thơ.
Ở Cồn Sơn, có 75 hộ dân sinh sống, theo báo cáo của chính quyền, có 19 hộ làm du lịch cộng đồng. Nhưng khi đặt chân đến nơi này, cảm tưởng hộ nào cũng có thể làm du lịch được, bởi từ người nuôi cá, trồng cây, nơi nào cũng có vẻ đẹp tự nhiên, không gian yên tĩnh, trong lành, đời sống dân cư giản dị, mộc mạc. Ảnh: H.Thơ.
Ở Cồn Sơn, có 75 hộ dân sinh sống, theo báo cáo của chính quyền, có 19 hộ làm du lịch cộng đồng. Nhưng khi đặt chân đến nơi này, cảm tưởng hộ nào cũng có thể làm du lịch được, bởi từ người nuôi cá, trồng cây, nơi nào cũng có vẻ đẹp tự nhiên, không gian yên tĩnh, trong lành, đời sống dân cư giản dị, mộc mạc. Ảnh: H.Thơ.
 Một chiếc cầu khỉ bắc qua con kênh ở Cồn Sơn. Ảnh: H.Thơ.
Một chiếc cầu khỉ bắc qua con kênh ở Cồn Sơn. Ảnh: H.Thơ.
Nếp nhà giản dị ở Cồn Sơn. Nơi này vừa phục vụ việc sinh hoạt ăn ở của người dân, cũng có thể phục vụ cho du khách ở qua đêm nếu có nhu cầu. Ảnh: H.Thơ.
Nếp nhà giản dị ở Cồn Sơn. Nơi này vừa phục vụ việc sinh hoạt ăn ở của người dân, cũng có thể phục vụ cho du khách ở qua đêm nếu có nhu cầu. Ảnh: H.Thơ.
Ở Cồn Sơn, đâu đâu cũng nhìn thấy màu xanh của cây cối, hoa lá. Ảnh: Th.Nhân.
Ở Cồn Sơn, đâu đâu cũng nhìn thấy màu xanh của cây cối, hoa lá. Ảnh: Th.Nhân.
Sen Vua Nam Mỹ cũng được trồng thử nghiệm ở một số ao hồ Cồn Sơn. Ảnh: Th.Nhân.
Sen Vua Nam Mỹ cũng được trồng thử nghiệm ở một số ao hồ Cồn Sơn. Ảnh: Th.Nhân.
Du khách tham quan bè cá ở Cồn Sơn. Ảnh: Th.Nhân.
Du khách tham quan bè cá ở Cồn Sơn. Ảnh: Th.Nhân.
Để kéo khách du lịch đến, những hộ nuôi cá lồng ở Cồn Sơn nuôi nhiều loại cá cảnh, cá lạ để khách tham quan. Ảnh:Th.Nhân.
Để kéo khách du lịch đến, những hộ nuôi cá lồng ở Cồn Sơn nuôi nhiều loại cá cảnh, cá lạ để khách tham quan. Ảnh:Th.Nhân.
 Đến Cồn Sơn, du khách thích nhất là được tham quan các vườn cây ăn quả. Mỗi chủ vườn làm du lịch thường trồng một loại quả, có thể là cam, chôm chôm, bưởi... Với giá vé chỉ từ 15 nghìn đồng/người, du khách sẽ được ăn trái cây ngay tại vườn. Ảnh: H.Thơ.
Đến Cồn Sơn, du khách thích nhất là được tham quan các vườn cây ăn quả. Mỗi chủ vườn làm du lịch thường trồng một loại quả, có thể là cam, chôm chôm, bưởi... Với giá vé chỉ từ 15 nghìn đồng/người, du khách sẽ được ăn trái cây ngay tại vườn. Ảnh: H.Thơ.
Ngoài tham quan vườn trái cây, bè nuôi cá, du khách có thể trải nghiệm làm bánh dân gian Nam bộ dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Tự tay làm bánh, rồi thưởng thức khi bánh ra lò. Ảnh: Th.Nhân.
Ngoài tham quan vườn trái cây, bè nuôi cá, du khách có thể trải nghiệm làm bánh dân gian Nam bộ dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Tự tay làm bánh, rồi thưởng thức khi bánh ra lò. Ảnh: Th.Nhân.



HƯNG THƠ - THÀNH NHÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm