Phóng sự - Ký sự

Cuộc sống trong tu viện biệt lập giữa thảo nguyên Mông Cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tu viện cách đường giao thông tới 35 km, các nhà sư thư giãn bằng cách chơi bóng rổ, vui đùa với chó.

 

Mông Cổ là một trong những quốc gia có nền Phật giáo lâu đời nhất thế giới. Hiện nay, các nhà sư ở đây chủ yếu từ 20 đến 30 tuổi.
Các nhà sư trẻ rất mong mỏi có thể phục hồi nền Phật giáo rực rỡ trong quá khứ của quốc gia.
Các trung tâm tôn giáo như tu viện Amarbayasgalant chỉ có khoảng 40 người. Người đứng đầu tu viện cũng là người lớn tuổi nhất mới 35 tuổi.
Nằm giữa những đồng cỏ vô tận phía bắc Mông Cổ, tu viện này cách đường giao thông gần nhất tới 35 km.
Những người đứng đầu tu viện đang cố gắng để các thành viên gắn bó với việc tu hành. Tuy nhiên, ở đây chưa có đủ sư thầy để theo sát học viên.
Lobsang Tayang là một chàng trai 29 tuổi với bốn năm học và nghiên cứu tại đây. Tayang được giao nhiệm vụ dạy hai học viên trẻ - một vị trí đáng ra phải cần tới 20 năm kinh nghiệm.
“Tôi cảm giác mình chưa có đủ kiến thức để truyền dạy. Tôi đã nghĩ liệu có đúng không khi người khác gọi tôi là thầy trong khi tôi vẫn còn đang đi học”, Tayang chia sẻ trên Reuters.
Tayang đánh thức học sinh của anh lúc 7h sáng để kiểm tra những bài học về kinh Phật.
Vào buổi chiều, các chú tiểu được học những môn văn hóa thông thường như toán, văn.
Họ thư giãn bằng cách chơi bóng rổ lúc hoàng hôn…
...và chơi đùa với chó sau giờ tụng kinh buổi tối.
Các chú tiểu chỉ được đi thăm thế giới bên ngoài một đến hai lần trong năm.
Chỉ những người trên 25 tuổi mới được phép sử dụng điện thoại di động.




Ảnh: Reuters/Thomas Peter
Thanh Hiền  (VNE)

Có thể bạn quan tâm