Cuối tuần chinh phục núi Chứa Chan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ 2 khu vực Nam Bộ, với độ cao 837m so với mực nước biển. Đây là điểm đến thú vị cho những bạn yêu thích trekking, tôi luyện sức khỏe.
Núi Chứa Chan còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray, Gia Lào. Cách TP.HCM khoảng 110km, mất 3 giờ chạy xe máy, đây là sự lựa chọn thích hợp cho chuyến đi cuối tuần, địa điểm lý tưởng cho những bạn thích cắm trại qua đêm để ngắm bình minh vào sáng hôm sau.
 
Để leo núi Núi Chứa Chan có 2 đường chính: đường Chùa và đường cột điện. Bọn mình quyết định sẽ kết hợp cả 2 cung đường trong cùng một chuyến đi theo cách "lên Chùa - xuống cột" - nghĩa là leo lên theo đường Chùa và xuống bằng đường cột điện.
Lưu ý: Nếu leo bằng đường cột điện, các bạn gửi xe rồi đi men theo con đường nhỏ bên cạnh quán nước để lên núi, bắt đầu đếm cột điện đầu tiên là cột số 20 nhé (không phải số 01). Có tổng cộng 145 cột điện. Kinh nghiệm của mình là cứ men theo đường cột điện để tránh bị lạc.
1. Chuẩn bị
- Nước uống: khoảng 2 lít nếu đi trong ngày, và từ 3 - 4 lít nếu ngủ qua đêm.
- Đồ ăn nhẹ: cam, quýt, bánh kẹo…
- Đồ ăn chính: xúc xích, xôi, bánh tét hoặc các bạn cũng có thể mang theo đồ nướng BBQ, nấu cơm, cháo tùy thích.
- Đồ dùng y tế: thuốc đau bụng, hạ sốt, nhức đầu, bông băng, thuốc đỏ, dầu gió...
- Trang phục: mặc đồ thoáng mát, nhẹ nhàng và co giãn tốt.
- Mang thêm lều, bạt, áo lạnh nếu có dự định ngủ qua đêm trên núi. Ban đêm trên núi rất lạnh.
- Một số thứ cần thiết như: khăn quàng cổ, nón (mũ), găng tay, bao ống tay, giầy leo núi, đèn pin, sạc dự phòng, bật lửa, dao đi rừng, áo mưa...
- Đặc biệt cần có một người dẫn đường có kinh nghiệm để tránh bị lạc đường.
2. Di chuyển
Để đến núi Chứa Chan bạn có thể chọn một trong hai phương tiện là xe khách hoặc xe máy.
Để đến núi Chứa Chan bạn có thể chọn một trong hai phương tiện là xe khách hoặc xe máy.
- Xe khách: Từ bến xe Miền Đông (TP.HCM), các bạn mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận.
Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, bắt xe ôm để đi thêm 3km vào chân núi.
- Xe máy: Nếu xuất phát từ TP.HCM, các bạn đi theo hướng về Suối Tiên, tiếp tục đi thẳng về hướng cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải để vào đường Võ Nguyên Giáp, đi đường này sẽ ngắn hơn so với đường qua TP.Biên Hòa.
Cuối đường Võ Nguyên Giáp, bạn rẽ phải để vào lại QL1A. Từ đây bạn chạy thẳng một mạch qua huyện Trảng Bom, qua ngã tư Dầu Giây, đi qua thị xã Long Khánh khoảng 25km tới ngã ba Ông Đồn thì rẽ tay trái vào đường Hùng Vương (DT766). Chạy thêm một đoạn nữa bạn sẽ thấy biển hướng dẫn vào khu du lịch núi Chứa Chan, cứ đi theo đường này sẽ đến chân núi.
3. Chinh phục
 Xuất phát từ chân núi, leo đường Chùa bạn chỉ việc đi theo bậc thang, có một số đoạn dốc cao, nhưng đa phần là dễ đi.
Xuất phát từ chân núi, leo đường Chùa bạn chỉ việc đi theo bậc thang, có một số đoạn dốc cao, nhưng đa phần là dễ đi.
Trên đường có rất nhiều hàng quán, bày bán đủ các loại đặc sản. Nhiều nhất có lẽ là món chuối ngào đường và bánh xèo.
Đến Chùa Đức Vân, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi và mua thêm nước nếu cần vì qua khỏi chùa sẽ không còn hàng quán nào nữa.
Đến Chùa Đức Vân, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi và mua thêm nước nếu cần vì qua khỏi chùa sẽ không còn hàng quán nào nữa.
Tiếp tục men theo đường mòn, đi một đoạn bạn sẽ gặp con suối nhỏ, người ta gọi đây là Suối Tôm. Sau khi băng qua vườn điều của người dân, đã thấm mệt, nên dừng lại nghỉ ngơi dưới bóng mát. Những chai nước ướp lạnh lúc này thật sự quý báu.
Dưới cái nắng oi bức, bọn mình tranh thủ nghỉ ngơi ăn trưa tại một gốc đa đại thụ.
 
 
 Những ngọn cỏ lau bắt đầu xuất hiện, đỉnh núi dần dần hiện ra trước mắt.
Những ngọn cỏ lau bắt đầu xuất hiện, đỉnh núi dần dần hiện ra trước mắt.
 
 
 
Đỉnh núi đây rồi! Thỏa mãn với cảm giác vượt qua giới hạn của bản thân. Mặc dù thấm mệt vì nắng nóng nhưng anh em cũng rất hăng say tạo dáng
Đỉnh núi đây rồi! Thỏa mãn với cảm giác vượt qua giới hạn của bản thân. Mặc dù thấm mệt vì nắng nóng nhưng anh em cũng rất hăng say tạo dáng "sống ảo".

Sau khi đã chụp ảnh và nghỉ ngơi, nhóm mình quyết định xuống núi theo đường cột điện. Lúc đầu đường đi khá bằng phẳng, qua những cánh rừng tre trúc um tùm, xanh mướt.

Càng xuống, đoạn đường càng dốc hơn, có những đoạn dốc khoảng 45 độ, có lúc phải dùng cả tứ chi để di chuyển trên đá.
Đỉnh núi đây rồi! Thỏa mãn với cảm giác vượt qua giới hạn của bản thân. Mặc dù thấm mệt vì nắng nóng nhưng anh em cũng rất hăng say tạo dáng
Đỉnh núi đây rồi! Thỏa mãn với cảm giác vượt qua giới hạn của bản thân. Mặc dù thấm mệt vì nắng nóng nhưng anh em cũng rất hăng say tạo dáng "sống ảo".
Lưu trú
Muốn nghỉ đêm ở khu vực chân núi, bạn có thể tìm nhà nghỉ rất dễ dàng ở trung tâm huyện Xuân Lộc. Khu cổng chính lên chùa của khu du lịch núi Chứa Chan có rất nhiều chỗ nghỉ bình dân cho khách hành hương.
Nếu muốn ở lại qua đêm trên núi, bạn có thể cắm trại trên đỉnh. Có khá nhiều khu vực bằng phẳng thích hợp để dựng lều trại.
Chuối ngào đường, sương sáo và bánh xèo được bày bán rất nhiều trên đường từ chân núi đến Chùa. Ngoài ra, sau khi hoàn thành chuyến leo núi, bạn có thể thưởng thức các món lẩu và nướng từ thịt dê - đặc sản ở vùng núi Gia Lào, các món giá trung bình khoảng 100.000 đồng một món.

- Núi Chứa Chan (Đồng Nai) nhìn chung dễ đi hơn, cảnh đẹp hơn núi Bà Đen (Tây Ninh).
- Đường cột điện có những đoạn khá dốc, nhưng bù lại được bao phủ bởi nhiều cây nên khá mát mẻ.
- Thông thường bạn sẽ mất khoảng 3-4 giờ để lên tới đỉnh và khoảng 1 giờ 30 phút -2 giờ 30 phút để đi xuống.
- Núi Chứa Chan là điểm đến lý tưởng vào cuối tuần, phù hợp cho những bạn có sở thích khám phá núi rừng và hòa mình cùng thiên nhiên.
- Nên chọn những ngày nắng đẹp để thực hiện chuyến leo núi, nếu mắc mưa trên núi sẽ rất vất vả.
- Đừng quên thu dọn rác sau khi sinh hoạt xong các bạn nhé.

Chúc các bạn có chuyến đi an toàn và vui vẻ khi leo núi Chứa Chan!

Theo TTO

Có thể bạn quan tâm