Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Đây là 3 bài tập tốt nhất để giảm nguy cơ đau tim chết người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có thể bảo vệ mình khỏi chứng nhồi máu cơ tim và bệnh tim chết người bằng cách tập thể dục thường xuyên.
 


Bạn có biết rằng bạn có thể giảm nguy cơ đau tim chết người, hay nhồi máu cơ tim, chỉ bằng cách thường xuyên đi bộ, bơi lội hoặc khiêu vũ? - Ảnh: Shutterstock
Bạn có biết rằng bạn có thể giảm nguy cơ đau tim chết người, hay nhồi máu cơ tim, chỉ bằng cách thường xuyên đi bộ, bơi lội hoặc khiêu vũ? - Ảnh: Shutterstock



Nhưng đâu là bài tập luyện tốt nhất để bảo vệ khỏi các cơn đau tim?


Đau tim là trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được cấp cứu ngay lập tức. Nhưng bạn có biết rằng bạn có thể giảm nguy cơ đau tim chết người, hay nhồi máu cơ tim, chỉ bằng cách thường xuyên đi bộ, bơi lội hoặc khiêu vũ.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đi bộ, bơi lội và khiêu vũ là những hoạt động lý tưởng để bảo vệ trái tim.

 

Đi bộ, bơi lội và khiêu vũ là những hoạt động lý tưởng để bảo vệ trái tim - Ảnh: Shutterstock
Đi bộ, bơi lội và khiêu vũ là những hoạt động lý tưởng để bảo vệ trái tim - Ảnh: Shutterstock


Các bài tập aerobic giúp tim đập nhanh hơn, điều quan trọng để giữ cho tim khỏe, theo Express.

Tập thể dục giúp cải thiện hiệu quả của hệ tuần hoàn, đồng thời làm giảm lượng cholesterol.

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ đau tim. Trái tim cũng là cơ bắp và giống như bất kỳ cơ bắp nào, tập thể dục luôn rất tốt cho cơ bắp.

Trái tim khỏe có thể bơm nhiều máu đi khắp cơ thể mà không tốn nhiều sức lực. Bất kỳ bài tập thể dục nhịp điệu nào, như đi bộ, bơi lội và khiêu vũ, đều khiến trái tim làm việc nhiều hơn và khỏe mạnh hơn, theo Express.

Tập luyện thể dục thường xuyên có tác dụng đối với nhịp tim cũng như cấu trúc và chức năng của tim.

Nghiên cứu đo được khối lượng cơ thất trái tăng gần 30% chỉ 2 tuần sau khi những người ít vận động bắt đầu chương trình bơi lội mạnh mẽ, theo NCBI.

Đồng thời, đường kính tâm trương thất trái tăng khoảng 10% và khối lượng thất trái tăng khoảng 15%, dung tích tăng 33%, ở những người ít vận động bắt đầu chương trình chạy hoặc đi bộ.

Đối với vận động viên, độ dày vách ngăn tăng 15% và độ dày thành sau tăng 20%. Đường kính tâm trương thất phải tăng 25% và khối lượng thất trái tăng khoảng 45%, theo NCBI.

Nên tập như thế nào để bảo vệ tim?

Để gặt hái được lợi ích, nên tập cho đến khi nhịp tim tăng lên. Lúc đó, nhịp thở cũng sẽ nhanh hơn và cơ thể nóng lên.

Một cách dễ dàng để kiểm tra xem bạn tập có đúng mức hay không là lưu ý mức độ khó thở.

Nếu không thể nói chuyện trong lúc tập, nghĩa là đang tập quá sức.


Nếu bạn có thể nói chuyện trong khi tập thể dục, bạn đang làm tốt.


Nếu có thể hát trong khi tập thể dục, bạn đang tập chưa đủ cường độ.


Để bảo vệ tim, nên thử kết hợp tập thể dục nhịp điệu với tập luyện sức mạnh.

Bạn cũng có thể giảm nguy cơ bị cơn đau tim bằng cách thực hiện một số thay đổi nhỏ về chế độ ăn uống hoặc lối sống.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ tích tụ chất béo trong động mạch.

Trong khi đó, các triệu chứng đau tim phổ biến nhất bao gồm đau ngực, lo lắng và đau lan tỏa ở cánh tay.

Nếu nghi ngờ mình hoặc ai đó, có thể đang bị cơn đau tim, cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Express.

Nên vận động ít nhất 30 phút/ngày trong 5 ngày/tuần

Mọi người nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, nghĩa là vận động 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần các hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh, đạp xe nhanh hoặc khiêu vũ.

Để giảm nguy cơ, hãy tập thêm 10 phút mỗi lần. Cố gắng tập trung bình 40 phút, ít nhất 3 - 4 lần một tuần.

Bất kỳ hoạt động nào, kể cả việc làm việc nhà hằng ngày, miễn làm tăng nhịp tim, nghĩa là tim đập nhanh hơn - đều có tác dụng. Nhưng tốt nhất là đi bộ nhanh hoặc chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, theo Express.

Theo Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm