ĐBSCL tìm cách phục hồi du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa vào ngày 15.3. Du lịch ĐBSCL cũng chính thức mở cửa trở lại sau thời gian dài tạm dừng do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, hậu COVID-19 với tác động của giá cả, thu nhập, khiến cho ngành du lịch chật vật phục hồi.
 
Du lịch điện gió, một sản phẩm du lịch mới tại ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Du lịch điện gió, một sản phẩm du lịch mới tại ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Mừng, nhưng vẫn lo
Ông Ngô Xuân Pha, Tổng giám đốc Cty Du lịch Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu chia sẻ: “Gần hai năm đóng cửa toàn bộ khu du lịch, thiệt hại của doanh nghiệp là rất lớn. Hiện nay, chúng tôi đã mở cửa trở lại, nhưng lượng khác không bằng như lúc chưa có dịch bệnh COVID-19. Có thể do người ta còn sợ dịch, mặc khác, do tác động của giá cả ảnh hưởng đến thu nhập nên khách chưa mạnh dạn xuống tiền đi du lịch”.
 
Điện gió, một sản phẩm du lịch mới tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Điện gió, một sản phẩm du lịch mới tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Khu du lịch Thư Duy, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau cũng nhìn nhận: “Mở cửa trở lại là mừng, nhưng khách du lịch vẫn còn thận trọng”.
Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Cà Mau đã hoàn thiện chương trình “Cà Mau – điểm đến 2022” với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch. Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Cà Mau nhận định: “Chương trình nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Cà Mau, phục hồi du lịch, kết nối đầu tư trong lĩnh vực du lịch, văn hóa”.
 
Tham quan du lịch tại điện gió Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Tham quan du lịch tại điện gió Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Trong lĩnh vực còn rất mới là du lịch điện gió, ông Đào Hải Linh, Giám đốc Nhà máy Điện gió Hòa Bình 1, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “Chúng tôi đã mạnh dạn xin UBND tỉnh Bạc Liêu đầu tư khu resort Điện gió Hòa Bình 1 với nhiều hạng mục như: Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng; tổ hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm gắn với Nhà máy điện gió. Tại đây khác có thể tham quan điện gió, câu cá, trải nghiệm rừng ngập mặn...”.
Liên kết để phục hồi du lịch
Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch, ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) cho rằng, để TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL có thể liên kết được tour/tuyến, cần thành lập tổ công tác chung để giải quyết các vấn đề, tháo gỡ khó khăn. Theo ông Duy, “địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch được tiếp cận vốn vay ưu đãi, quỹ đất, ưu đãi về thuế... Song song, địa phương cũng cần ban hành gói kích cầu về miễn giảm vé tại các điểm do nhà nước quản lý. Đào tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực sau dịch…”.
 
Kết nối giao thương du lịch 13 tỉnh ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Hồ
Kết nối giao thương du lịch 13 tỉnh ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Hồ
Trong khi đó, ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) cho rằng, tuy có tiềm năng để trở thành điểm du lịch trong tương lai, nhưng một số điểm khảo sát đa phần còn khá mới mẻ, cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, nguồn nhân lực và dịch vụ chưa đạt chuẩn, chưa đảm bảo an toàn và vệ sinh nên chưa thể khai thác ngay, cần thêm thời gian để đầu tư, hoàn thiện và đào tạo tay nghề.
 
Nhiều điểm du lịch tại tỉnh Long An được giới thiệu tại chương trình giao thương kết nối doanh nghiệp du lịch ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Nhiều điểm du lịch tại tỉnh Long An được giới thiệu tại chương trình giao thương kết nối doanh nghiệp du lịch ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Tại Chương trình ký kết hợp tác du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh ĐBSCL được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu ngày 16.3, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt nhận định, hoạt động liên kết du lịch không chỉ đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương.
 
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, một điểm đến du lịch tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, một điểm đến du lịch tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Một số địa phương đã triển khai các sản phẩm du lịch nhằm giữ chân du khách như Cần Thơ có du lịch sông nước, khai thác chợ nổi; An Giang phát triển lợi thế về du lịch tâm linh; Kiên Giang phát huy sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo. Hay như Cà Mau đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với rừng; Bạc Liêu thì khai thác sản phẩm du lịch điện gió hay du lịch đặc sản nông nghiệp… 
 
Hợp tác du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Hợp tác du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đề nghị các địa phương cần phát huy vai trò của các công ty lữ hành trong việc kết nối những điểm tham quan đơn lẻ trong khu vực thành chương trình tổng thể khám phá cả vùng cho du khách trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch, mang đến những trải nghiệm dài ngày, đa dạng hơn cho du khách.
Với tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các địa phương trong khu vực vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cần liên kết xây dựng cập nhật các bộ tiêu chí an toàn du lịch với COVID-19 để tạo sự thuận lợi an toàn cho du khách trong các sản phẩm đến với khu vực. 
Theo Nhật Hồ (LĐO)
https://laodong.vn/kinh-te/dbscl-tim-cach-phuc-hoi-du-lich-1025484.ldo

Có thể bạn quan tâm