Có mặt tại Khoa Lây-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai vào chiều 28-7, chúng tôi ghi nhận số bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị vẫn còn nhiều và được tách thành 2 khu vực nhẹ và bệnh nhân nặng.
Ông Đới Thanh Phong- điểm 2, xã Uar, huyện Krông Pa-bố của cháu Quang đang được điều trị tại đây, cho biết: Lúc đầu, tôi nghĩ là bị cảm thông thường. Thấy cháu sốt nặng hơn sau đó, tôi đưa đến bác sĩ ở thị xã Ayun Pa khám và mua thuốc về uống. Bệnh không khỏi, các nốt mụn đỏ nổi nhiều hơn làm gia đình càng lo sợ nên nhanh chóng đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị.
Bé Quang nhập viện trong tình trạng bệnh khá nặng. Ảnh: Nguyễn Giác |
Để chủ động đối phó với dịch, ngành Y tế đã thành lập ban phòng-chống dịch, chuẩn bị cơ số thuốc… Riêng với dịch bệnh này thường xảy ra ở trẻ (thường mắc ở trẻ dưới 3 tuổi) và các cơ sở trường học mầm non trên địa bàn là nơi dễ lây lan do vậy các cơ sở này cần vệ sinh cho trẻ và môi trường, đồ chơi cũng cần thường xuyên vệ sinh thật sạch.
Bên cạnh đó, trường cũng dán thông báo trong sân trường về cách phòng tránh bệnh để phụ huynh biết để phòng tránh.
Nguyễn Giác