Chính trị

Tin tức

Xây dựng Đảng

Hiểm nguy từ những kẻ thao túng công tác cán bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số vụ án cho thấy, nhiều đối tượng không chỉ vi phạm pháp luật một thời gian dài nhưng vẫn được cất nhắc lên vị trí cao hơn, mà còn có thể cất nhắc đệ tử ruột của mình “nối ngôi”. Đấy mới là điều đáng sợ và nguy hiểm cho Đảng.  
Những năm qua, người dân vui mừng, phấn khởi chứng kiến sự phát triển mạnh, ổn định, vững chắc các mặt của kinh tế - xã hội. Kết quả đó có được là nhờ sự phối hợp uyển chuyển, tài tình giữa hai mặt xây và chống của Đảng.
Trong tình hình thế giới phức tạp, khó lường hiện nay, những năm qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng liên tục 6-8 % là kết quả rất đáng tự hào. Mặt khác, trên mặt trận chống tiêu cực, chưa bao giờ dư luận đồng tình, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng một cách mạnh mẽ như thời gian qua.
Tất cả các thành công vừa qua trên các mặt trận là nhờ chúng ta có “Ban chấp hành Trung ương mạnh, Bộ chính trị mạnh, cán bộ chủ chốt mạnh thì không sợ gì hết, nhân dân tin tưởng ủng hộ” đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác cán bộ ngày 23.4 vừa qua. Đó là tinh thần mà Tổng Bí thư mong muốn, yêu cầu Đại hội Đảng khóa tới phải xây dựng cho bằng được. 
Để làm tốt điều đó, Tổng Bí thư dẫn câu nói nổi tiếng của cụ Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, đồng thời ông đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại đặt chữ tâm lên trên hết?”.
Quanh nội dung này, trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư chân tình chia sẻ: “Tôi nghĩ rất nhiều về vấn đề này: đừng nghĩ đến người quen, đừng nghĩ đến người thân hay gia đình của mình, hay địa phương của mình. Ngày xưa hy sinh cho Tổ quốc còn không sợ, mà hy sinh lợi ích làm gì phải khổ sở thế.”
Đến đây, mỗi chúng ta chợt nhớ đến những câu truyền miệng đầy chua xót về 5 “ệ” (tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ rồi mới đến trí tuệ) và kiểu 5C (con cháu các cụ cả). Những nội dung này, theo thời gian, đã nhiều lần được chứng minh. Tôi không muốn nhắc tên những trường hợp cụ thể nào, nhưng dư luận không khó đọc rành mạch tên không ít con cháu một số vị lãnh đạo bị “chín ép”; không ít trường hợp, sau thời gian nhậm chức không lâu, người đứng đầu cơ quan bổ nhiệm một loạt người đồng hương, con cháu ...
 Chính vì vậy, Tổng Bí thư nhắc nhở: Công tác cán bộ vô cùng phức tạp, nhạy cảm, vì nó liên quan đến con người, danh dự, chế độ chính sách, dễ nảy sinh vấn đề, tâm tư day dứt… Đồng thời ông cũng nhấn mạnh: Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ then chốt của then chốt, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ và sự phát triển bền vững, vững mạnh của đất nước.
 
Phiên tòa xét xử hai cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng, tháng 1/2020.
Mặt khác, chúng ta chưa bao giờ phải chứng kiến nhiều đến thế một loạt quan chức bị kỷ luật từ cảnh cáo, cách chức, cách hết chức danh nguyên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng, thậm chí bị xử lý hình sự. Đáng chú ý là, nhiều người trong số đó bị kỷ luật, bị hầu tòa không phải vì chức vụ hiện tại đang giữ mà là những sai phạm từ trước đó. Điều đó cũng đồng nghĩa, tuy quy trình công tác cán bộ của chúng ta rất chặt, nhưng vẫn “lọt lưới” những đối tượng biến chất, họ vẫn tiếp tục lên chức, nhiều khi chức vụ cao chót vót. Đây là bài toán cần giải trong Đại hội sắp tới.  
Thực tế, những cán bộ biến chất không chỉ là những “những bầy sâu” xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, “ăn không từ thứ gì”, mà ở một số lĩnh vực, nó còn thao túng cả chính sách (điều mà được một số vị lãnh đạo đã thẳng thắn chỉ ra), thậm chí cả công tác cán bộ.
Ví dụ dễ thấy nhất ngay từ các án kỷ luật, những bản án của Đảng, chính quyền. Đó là gần hết cả Ban Giám đốc và cán bộ chủ chốt Công an tỉnh Đồng Nai cả hai nhiệm kỳ cùng bị cách chức. Cũng ở Đồng Nai, hai trưởng đoàn Quốc hội của tỉnh là bà Phan Thị Mỹ Thanh và ông Hồ Văn Năm nối tiếp nhau bị kỷ luật, mất chức; đó là lãnh đạo chủ chốt của TP Hồ Chí Minh bị kỷ luật, bị xử lý trước pháp luật; đó là Chủ tịch hai khóa liên tiếp của Đà Nẵng phải hầu tòa...Thực tế, những cán bộ biến chất không chỉ là những “những bầy sâu” xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, “ăn không từ thứ gì”, mà ở một số lĩnh vực, nó còn thao túng cả chính sách (điều mà được một số vị lãnh đạo đã thẳng thắn chỉ ra), thậm chí cả công tác cán bộ.
Những vụ việc này cho thấy, họ không chỉ vi phạm pháp luật một thời gian dài nhưng vẫn được cất nhắc lên vị trí cao hơn, mà còn có thể cất nhắc đệ tử ruột của mình “nối ngôi”. Đấy mới là điều đáng sợ và cực kỳ nguy hiểm cho Đảng.  
Do đó, không phải vô cớ, trong bài phát biểu tại Hội nghị lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh tới trách nhiệm của người giới thiệu và đề xuất. Qua đó, cũng hiểu được người ngay từ đầu giới thiệu ban đầu có thật sự công tâm hay không.
Dư luận tin tưởng, nội dung nêu trên của Tổng Bí thư sẽ là một trong những “đột phá khẩu” trong công tác cán bộ.
Đồng thời, những bài học đắng cay từ một số đảng bộ, chính quyền nêu trên, khiến mỗi chúng ta thấm thía, thấu hiểu hơn chiều sâu từ chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, “dưới có vững thì trên mới bền chắc được”. Đại hội các cấp, các ngành có tốt thì Đại hội toàn quốc mới tốt được.
Vương Hà (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm