Hồ nước gắn liền với những câu chuyện tình buồn ở Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cạnh hồ Than Thở là nấm mồ của đôi trai gái yêu nhưng không đến được với nhau, viết nên một chuyện tình buồn đi vào thơ nhạc.

Hồ Than Thở nằm giữa khu rừng thông hoang sơ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương. Trước kia, vùng này có một cái ao gọi là Tơ Nô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5 ha, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt, tạo thành hồ như hiện nay.
Hồ Than Thở nằm giữa khu rừng thông hoang sơ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương. Trước kia, vùng này có một cái ao gọi là Tơ Nô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5 ha, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt, tạo thành hồ như hiện nay.
Ban đầu, hồ có tên là “Lac des Soupirs”, trong đó “lac” là hồ, còn “soupirs” là tiếng gió thổi trong rừng. Năm 1956, hồ được đổi tên thành Than Thở. Sau năm 1975, hồ lại đổi tên thành Sương Mai, nhưng người dân Đà Lạt mỗi khi nhắc đến nơi đây đều gọi là hồ Than Thở. Nên sau đó hồ được khôi phục tên cũ vào năm 1990.
Ban đầu, hồ có tên là “Lac des Soupirs”, trong đó “lac” là hồ, còn “soupirs” là tiếng gió thổi trong rừng. Năm 1956, hồ được đổi tên thành Than Thở. Sau năm 1975, hồ lại đổi tên thành Sương Mai, nhưng người dân Đà Lạt mỗi khi nhắc đến nơi đây đều gọi là hồ Than Thở. Nên sau đó hồ được khôi phục tên cũ vào năm 1990.
 Bên cạnh đó, những câu chuyện tình buồn diễn ra xoay quanh hồ Than Thở cũng khiến cho cái tên “có hồn” hơn. Một câu chuyên có thật kể về Vũ Minh Tâm cùng Lê Thị Thảo yêu nhau tha thiết, thề hẹn ở bờ hồ nhưng không đến được với nhau do gia đình phản đối. Cô gái ra hồ Than Thở tự vẫn vào một chiều tháng 3/1956. Chàng trai mất sau khi nhập ngũ, được bạn bè đưa thi thể về Đà Lạt chôn cạnh mộ của Thảo và làm cho hai người một tấm bia chung. Sau năm 1975, cha mẹ anh Tâm đã bốc mộ anh về quê.
Bên cạnh đó, những câu chuyện tình buồn diễn ra xoay quanh hồ Than Thở cũng khiến cho cái tên “có hồn” hơn. Một câu chuyên có thật kể về Vũ Minh Tâm cùng Lê Thị Thảo yêu nhau tha thiết, thề hẹn ở bờ hồ nhưng không đến được với nhau do gia đình phản đối. Cô gái ra hồ Than Thở tự vẫn vào một chiều tháng 3/1956. Chàng trai mất sau khi nhập ngũ, được bạn bè đưa thi thể về Đà Lạt chôn cạnh mộ của Thảo và làm cho hai người một tấm bia chung. Sau năm 1975, cha mẹ anh Tâm đã bốc mộ anh về quê.
Vùng hồ Than Thở còn gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương vào thế kỷ 18. Trước khi chia tay để chàng trai lên đường tham gia đánh giặc, cả hai rủ nhau ra hồ hẹn thề đến mùa xuân sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin người yêu tử trận nên nàng đã tự vẫn. Nhưng chàng không chết, khi về thì người yêu đã mất, nên đã gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Vùng hồ Than Thở còn gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương vào thế kỷ 18. Trước khi chia tay để chàng trai lên đường tham gia đánh giặc, cả hai rủ nhau ra hồ hẹn thề đến mùa xuân sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin người yêu tử trận nên nàng đã tự vẫn. Nhưng chàng không chết, khi về thì người yêu đã mất, nên đã gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Từ năm 1997, khu vực hồ và rừng thông bao quanh được xây dựng thành khu du lịch, thu hút nhiều du khách khi đến Đà Lạt.
Từ năm 1997, khu vực hồ và rừng thông bao quanh được xây dựng thành khu du lịch, thu hút nhiều du khách khi đến Đà Lạt.
 Không gian thêm phần yên bình, lãng mạn với những con đường nhỏ quanh co theo triền dốc giữa những gốc thông già quanh hồ.
Không gian thêm phần yên bình, lãng mạn với những con đường nhỏ quanh co theo triền dốc giữa những gốc thông già quanh hồ.
Ngoài dạo bộ, du khách còn được trải nghiệm cảm giác cưỡi ngựa dạo quanh hồ.
Ngoài dạo bộ, du khách còn được trải nghiệm cảm giác cưỡi ngựa dạo quanh hồ.
Những đôi cần không gian riêng tư có thể thuê thuyền đạp vịt ngắm cảnh hồ.
Những đôi cần không gian riêng tư có thể thuê thuyền đạp vịt ngắm cảnh hồ.
Đồi thông ven hồ cũng được đánh giá là đẹp, nổi bật so với nhiều nơi ở Đà Lạt. Thông ở đây cây thưa, mọc cao và đều, xung quanh trồng nhiều loại hoa đủ màu sắc. Xung quanh hồ là hoa nở bốn mùa. Những căn nhà để nghỉ chân mô phỏng nhà rông, mang đậm nét núi rừng Tây Nguyên.
Đồi thông ven hồ cũng được đánh giá là đẹp, nổi bật so với nhiều nơi ở Đà Lạt. Thông ở đây cây thưa, mọc cao và đều, xung quanh trồng nhiều loại hoa đủ màu sắc. Xung quanh hồ là hoa nở bốn mùa. Những căn nhà để nghỉ chân mô phỏng nhà rông, mang đậm nét núi rừng Tây Nguyên.
Hồ Than Thở được công nhận Di tích lịch sử văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1999. Hiện nay, do hồ nằm cạnh khu vực sản xuất nông nghiệp, thường xuyên bị bồi lắng nên diện tích hồ bị thu hẹp dần.
Hồ Than Thở được công nhận Di tích lịch sử văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1999. Hiện nay, do hồ nằm cạnh khu vực sản xuất nông nghiệp, thường xuyên bị bồi lắng nên diện tích hồ bị thu hẹp dần.


Quỳnh Trần (VNE)

Có thể bạn quan tâm