Báo xuân 2025

E-magazine Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

1.png

Ông Kul không còn nhớ đôi tay mình đã làm ra bao nhiêu chiếc gùi. Chỉ biết rằng, gùi mộc do ông làm có mặt khắp làng trên xóm dưới, trong mỗi nếp nhà của người Jrai ở Dơ Nông Ó và một số ngôi làng lân cận. Năm lên 8 tuổi, ông đã theo cha lên rừng tìm mây, tre, gỗ… để đan gùi. “Cha dắt tay tôi băng qua con suối nhỏ giữa rừng, vừa đi vừa trò chuyện.

2.png

Già Kul làm gùi hoàn toàn bằng vật liệu mây, tre, nứa, gỗ còn giữ nguyên màu tự nhiên, không có sự pha lẫn của bất cứ loại màu sắc, hoa văn nào. Muốn có được chiếc gùi đẹp và bền, già Kul cặm cụi ngồi vót nan sao cho thật đều và chuẩn; nứa, tre được đem ngâm nước trong một khoảng thời gian nhất định để tạo độ dẻo; nan cũng phải trơn nhẵn, đồng đều. Đặc biệt, lúc đan phải thật tinh tế và khéo léo để tạo được những “làn sóng” nhịp nhàng trên thân gùi.

Từng tham gia du kích trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông Kul vừa hoạt động cách mạng vừa chẻ tre, nứa đan gùi. Gùi to để bà con đựng bắp, gạo, mì… tiếp tế cho bộ đội; gùi nhỏ cho lũ trẻ trong làng đi lấy nước, lấy măng rừng… về làng giúp mẹ nuôi em. Sau ngày giải phóng, những chiếc gùi mộc của già Kul lại mang những ghè rượu thơm đi lễ hội; theo bóng lưng người phụ nữ trên đồng lúa trĩu bông; đựng củi cưới cho con gái lúc “bắt chồng”... Mỗi đứa trẻ của làng lớn lên đều quen thuộc với hình ảnh già Kul cần mẫn nơi hiên nhà bên những chiếc gùi.

5-6423.png

Đó là cách già làng Mlang (73 tuổi, làng C, xã Gào, TP. Pleiku) chuyển tải câu chuyện tình mẫu tử thiêng liêng trên những chiếc gùi mộc. Từ đôi tay chai sạn nhưng vô cùng khéo léo, già đã tạo nên những chiếc gùi mang vẻ đẹp riêng, khó lẫn với các loại gùi khác.

Năm 12 tuổi, nhờ sự chỉ dạy của ông ngoại, cậu bé Mlang đã phân biệt được các loại gùi của người Jrai. Ông đặc biệt ấn tượng và thích thú với gùi mộc.

Các bộ phận trên chiếc gùi mộc của già Mlang đều được sử dụng nguyên liệu thô, mộc và nguyên bản. Mỗi vòng nan ôm lấy phần thân gùi đều được ông chăm chút kỹ lưỡng, ngay cả những nét quấn dây đều đặn đến từng milimet. Không ai có thể thấy được điểm đầu, điểm cuối cũng như điểm nối của những sợi nan trên thân gùi. “Tình cảm của người mẹ Jrai cũng thế, luôn tròn đầy và không bao giờ có điểm cuối”.

Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy mà căn nhà với những chiếc gùi do già Mlang làm ra đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người dân và du khách tới xã Gào tham quan, tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nay, du khách cũng rất thích và muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc mình thông qua gùi mộc. Đó là niềm vui và tự hào. Mình mong muốn thế hệ trẻ học hỏi và lưu giữ nét đẹp nguyên sơ của gùi mộc để có thể giới thiệu tới tất cả bạn bè gần xa”-già Mlang bày tỏ.

8-1.png

Hầu như ngày nào, ông cũng miệt mài bên những chiếc gùi. Với ông, nó không đơn thuần là vật dụng phục vụ sinh hoạt, sản xuất mà còn neo giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc Jrai.

Về cơ bản, gùi mộc của già Lơl có 2 loại gùi nữ và gùi nam. Gùi nữ có hình trụ đứng như thân hình người con gái, thể hiện sự ấm no, tròn đầy; thường được phụ nữ dùng để đựng đầy thóc gạo, quần áo… Gia đình nào có nhiều gùi là thể hiện sự đầy đủ và hạnh phúc. Còn gùi nam có hình dáng nhỏ gọn hơn, dùng để đựng các dụng cụ khi đi rừng, lên rẫy. Gùi được đan vuông vắn, phần miệng nằm áp sát vào lưng người đeo tạo sự chắc chắn, vững vàng.

Với đôi tay tài hoa, ông Lơl đã tạo ra hàng ngàn chiếc gùi mộc cung cấp cho nhiều thế hệ của làng và một số địa phương lân cận. Theo thời gian, chiếc gùi mộc ngày càng gắn bó với bà con dân làng. Ông Siu Blung (làng Hlang Ngol) tán thưởng: Ông Siu Lơl là người có bàn tay đan gùi rất thuần thục. Trong làng, chỉ ông Lơl mới có thể làm ra loại gùi mộc đẹp, có hồn và đúng như gùi từ ngày xưa. Chúng tôi thường dùng loại gùi này để làm quà tặng cho người thân trong những dịp như lễ cưới, ngày đầy tháng, lễ đặt tên... Bởi chúng tôi tin rằng, mỗi chi tiết từ cách đan, cách quấn từng sợi nan cho đến việc làm dây đeo luôn chứa đựng tình cảm bao la của người thân.

Người Jrai lưu truyền 2 loại gùi là gùi mộc và gùi hoa văn. Gùi mộc xuất hiện từ thuở sơ khai và được đan hoàn toàn từ vật liệu mây, tre để nguyên màu tự nhiên, không nhuộm màu, không có hoa văn; thể hiện nét đẹp nguyên sơ, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn. Nếu gùi hoa văn được trang trí bằng những họa tiết ý nghĩa, sinh động với các màu đen, vàng, đỏ… thì gùi mộc chỉ đơn thuần là sự kết hợp của những thanh nan đơn giản, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.

de-ema-duyyy.jpg

Có thể bạn quan tâm