Khám phá những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng lâu đời ở Sóc Trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài đặc sản là bánh pía, Sóc Trăng còn có nhiều sản vật khác mang đặc trưng của địa phương, cùng những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.  

Chùa Som Rong có lịch sử hình thành trên 600 năm Ảnh: TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH SÓC TRĂNG
Chùa Som Rong có lịch sử hình thành trên 600 năm Ảnh: TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH SÓC TRĂNG
Từ 16 đến 19.7.2020, tại công viên Lê Văn Tám (TP.HCM) diễn ra sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM lần thứ 16. Đây là sự kiện du lịch quy mô với hơn 150 gian hàng đến từ 50 tỉnh thành trong cả nước; các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, dịch vụ và gần 50 gian hàng ẩm thực Việt Nam và quốc tế.

Gian hàng của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Sóc Trăng tại Ngày hội Du lịch ẢNH: HỒNG HẠNH
Gian hàng của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Sóc Trăng tại Ngày hội Du lịch ẢNH: HỒNG HẠNH
Bà Lê Hoàng Yến (Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Sóc Trăng) cho biết, sau dịch Covid-19, người dân có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội để Sóc Trăng quảng bá, giới thiệu những điểm đến ở địa phương để để du khách phong phú thêm sự lựa chọn cho mình.
Theo bà Yến, Sóc Trăng có lợi thế về điểm du lịch tâm linh vì có rất nhiều chùa nổi tiếng như: chùa Dơi, chùa Quan Âm Linh Ứng, chùa Kh’leang, chùa Som Rong, chùa Đất Sét, chùa La Hán… nổi tiếng trong và ngoài nước.

Chùa Quan Âm Linh Ứng (Cơ sở chùa Phật Học 2) có khuôn viên khoảng 10ha với những công trình, hình tượng, tiểu cảnh như thuyền bát nhã, tích Phật Thích Ca, Phật Thủ Quan Âm…
Chùa Quan Âm Linh Ứng (Cơ sở chùa Phật Học 2) có khuôn viên khoảng 10ha với những công trình, hình tượng, tiểu cảnh như thuyền bát nhã, tích Phật Thích Ca, Phật Thủ Quan Âm…

Chùa Sro lôn (chùa Chén Kiểu) thu hút với kiến trúc độc đáo của chánh điện, trường học có trần và vách được ốp chén, dĩa kiểu xưa. Du khách còn có thể chiêm ngưỡng một phần gia sản của Công tử Bạc Liêu tại đây, đó là bộ bàn, bộ trường kỷ, 2 chiếc giường ngủ chạm khắc cẩn xà cừ rất công phu và tinh xảo
Chùa Sro lôn (chùa Chén Kiểu) thu hút với kiến trúc độc đáo của chánh điện, trường học có trần và vách được ốp chén, dĩa kiểu xưa. Du khách còn có thể chiêm ngưỡng một phần gia sản của Công tử Bạc Liêu tại đây, đó là bộ bàn, bộ trường kỷ, 2 chiếc giường ngủ chạm khắc cẩn xà cừ rất công phu và tinh xảo

Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét) nổi tiếng với gần 2.000 tượng Phật, hiện vật và các linh thú được làm bằng đất sét, trong đó có “Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên” được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận là 2 hiện vật nhà Phật lớn nhất bằng đất sét có tại Việt Nam.
Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét) nổi tiếng với gần 2.000 tượng Phật, hiện vật và các linh thú được làm bằng đất sét, trong đó có “Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên” được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận là 2 hiện vật nhà Phật lớn nhất bằng đất sét có tại Việt Nam.

Chùa Mahatup (chùa Dơi) được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc quốc gia vào ngày 12.2.1999
Chùa Mahatup (chùa Dơi) được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc quốc gia vào ngày 12.2.1999
Ngoài ra, về du lịch cộng đồng, Sóc Trăng đang hoàn thành một số điểm du lịch như Sân Tiên ở Cù Lao Dung. Nơi đây hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế với những cảm xúc chân thật ở rừng bần, bãi nghêu hay đi ghe du lịch đảo khỉ.
Một điểm du lịch cộng đồng mà bà Yến đánh giá sẽ hút khách trong tương lai đó là Chợ nổi Ngã Năm. “Trong đề án xây dựng chợ nổi Ngã Năm, các chuyên gia tư vấn đang tiến hành khảo sát để tìm ra hướng đi phù hợp nhất giúp Sóc Trăng phát triển chợ nổi Ngã Năm tạo sự khác biệt đối với các chợ nổi khác ở miền Tây”, bà Yến thông tin.

Hội Đua ghe Ngo là một hoạt động thể thao không thể thiếu trong Lễ hội Óoc Om Bóc, để tưởng nhớ đến một chiếc cầu bằng thuyền do Đức Phật dựng lên nhằm ngăn chặn cơn lũ ở vương quốc Vaicali (Ấn Độ), mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh hào hùng, biểu dương tinh thần thượng võ của đồng bào Khmer trên sông nước.
Hội Đua ghe Ngo là một hoạt động thể thao không thể thiếu trong Lễ hội Óoc Om Bóc, để tưởng nhớ đến một chiếc cầu bằng thuyền do Đức Phật dựng lên nhằm ngăn chặn cơn lũ ở vương quốc Vaicali (Ấn Độ), mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh hào hùng, biểu dương tinh thần thượng võ của đồng bào Khmer trên sông nước.

Lễ dâng bông (hay còn gọi Lễ Kathina, lễ Dâng Y Cà Sa) được tổ chức hằng năm vào những ngày mãn hạ (bắt đầu từ ngày 15.9 âm lịch đến trước Lễ hội Óoc Om Bóc). Lễ này còn gọi là lễ Kathina, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, phum sóc yên vui hạnh phúc, thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn.
Lễ dâng bông (hay còn gọi Lễ Kathina, lễ Dâng Y Cà Sa) được tổ chức hằng năm vào những ngày mãn hạ (bắt đầu từ ngày 15.9 âm lịch đến trước Lễ hội Óoc Om Bóc). Lễ này còn gọi là lễ Kathina, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, phum sóc yên vui hạnh phúc, thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn.
Mùa hè này, Sóc Trăng đang tập trung phát triển du lịch về nguồn với nhóm khách là học sinh để các em có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa địa phương.
Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Sóc Trăng cũng thẳng thắn chia sẻ, địa phương có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch nhưng chưa kết nối được các doanh nghiệp đầu tư các sản phẩm về du lịch. Do đó, các cơ quan chức năng tại đây đang lập một số chính sách để phát triển du lịch. Điều này được kỳ vọng sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp đến xây dựng du lịch phát triển tại Sóc Trăng.

Làng nghề đan đát Phú Tân trình làng những dụng cụ lao động, vật dụng trang trí rất sắc xảo và tinh tế.
Làng nghề đan đát Phú Tân trình làng những dụng cụ lao động, vật dụng trang trí rất sắc xảo và tinh tế.

Khô cá Khoai đặc sản của vùng biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Cá khoai vừa được đánh bắt từ biển về, để nguyên con rồi phơi nắng ngay trên bờ biển, nên chúng có màu sắc vàng tươi, thịt săn đều, ít đắng, ăn giòn không dai
Khô cá Khoai đặc sản của vùng biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Cá khoai vừa được đánh bắt từ biển về, để nguyên con rồi phơi nắng ngay trên bờ biển, nên chúng có màu sắc vàng tươi, thịt săn đều, ít đắng, ăn giòn không dai

Chùa Salapôthi (chùa Mới) là nơi người dân lập mộ chôn cất cá Ông. Đến đây, du khách sẽ được hiểu thêm về văn hóa tâm lính tín ngưỡng của đồng bào Khmer, cũng như những tín ngưỡng dân gian của người dân xứ biển
Chùa Salapôthi (chùa Mới) là nơi người dân lập mộ chôn cất cá Ông. Đến đây, du khách sẽ được hiểu thêm về văn hóa tâm lính tín ngưỡng của đồng bào Khmer, cũng như những tín ngưỡng dân gian của người dân xứ biển
Theo Vũ Phượng-Lê Hồng Hạnh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm