Phóng sự - Ký sự

Khi phá Tam Giang rộn ràng sứa biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sứa dày đặc, bám lưới chi chít. Ngư phủ thong dong gỡ lưới, đưa con sứa vào bờ, chế biến thành 'hải vị' kinh điển với những sứa chấm ruốc ăn kèm vả tươi chuối chát, bún sứa, gỏi sứa, sứa nước ruốc, sứa nước lèo… đậm phong vị Huế thương.

Trải dọc đường bờ biển khu vực miền Trung, sứa thường xuất hiện sớm từ các tỉnh thành thuộc khu vực phía bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Vinh… bắt đầu từ tháng 1, tháng 2, rồi cứ thế dịch chuyển dần vào miền trong. Riêng với Huế, mùa sứa rộ thường kéo dài trong tháng 5, tháng 6, tháng 7..., sứa theo con nước từ biển khơi, qua cửa Thuận An, vào vùng đầm phá và luẩn quẩn trong đó chờ ngư dân hóa kiếp.

 

 Gỡ sứa mắc lưới ngay cửa biển Thuận An. Ảnh: Lam Phong
Gỡ sứa mắc lưới ngay cửa biển Thuận An. Ảnh: Lam Phong



Mùa tháng 5 trở đi ở xứ Huế, nếu không vướng mưa thì cũng là lúc tiết trời oi nóng, sứa lại là món ngon khoái khẩu để hạ nhiệt. Gắp miếng sứa tươi mới đánh bắt, phần thịt sứa trong veo, giòn sật, ăn theo lối giản đơn rất Huế ấy là chấm với ruốc, cắn đến đâu miếng sứa mát lạnh đến đấy, cảm giác như xua tan đi cơn nắng hè. Ở góc độ dinh dưỡng, sứa chứa nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể, từ đạm, béo, đường, canxi, sắt, i-ốt… với dược tính theo đông y là món bổ mát, kiện tỳ, tiêu độc, tiêu thực, trị chứng đầy hơi, bổ khí huyết… Thế nên, đã từ rất lâu, sứa là món ngon hấp dẫn trong chuỗi ẩm thực mang phong vị miền cố đô.

 

 Sứa là món ngon hấp dẫn trong chuỗi ẩm thực mang phong vị miền cố đô. Ảnh: Lam Phong
Sứa là món ngon hấp dẫn trong chuỗi ẩm thực mang phong vị miền cố đô. Ảnh: Lam Phong


Mỗi khi sứa vào mùa trên vùng đầm phá, đó chính là những ngày ngư dân rộn ràng niềm vui, bởi bên cạnh sản vật chính là nguồn tôm cá dồi dào, việc thu hoạch sứa cũng mang lại thu nhập không nhỏ cho nghề chài lưới. Từng con sứa mình lốm đốm, tròn vạnh, nổi lập lờ trên nước, chờ đợi ngư dân vớt lên thuyền, món quà thiên nhiên ấy cứ đến hẹn lại lên. Theo ghe thuyền người làm nghề ngư phá Tam Giang những ngày rộn ràng sứa, càng thấm thía hơn lao nhọc đời ngư phủ khi mà tôm cua cá với sản lượng đánh bắt ngày càng cạn dần, trọng lượng các hải sản ấy cũng tong teo đi nhiều, may còn con sứa vẫn mập trắng, việc đánh bắt cũng dễ dàng, thực đúng như món quà thiên nhiên biển trời ban tặng cho người theo nghề ngư trên phá Tam Giang.

 

 Sứa sau khi đánh bắt được vận chuyển vào bờ sơ chế ngay để giữ độ tươi ngon
Sứa sau khi đánh bắt được vận chuyển vào bờ sơ chế ngay để giữ độ tươi ngon. Ảnh: Lam Phong
Nụ cười tươi của ngư dân phá Tam Giang với chiếc ghe đầy sứa
Nụ cười tươi của ngư dân phá Tam Giang với chiếc ghe đầy sứa. Ảnh: Lam Phong
Những con đò nhộn nhịp, bận rộn với các mẻ lưới khi sứa vào mùa
Những con đò nhộn nhịp, bận rộn với các mẻ lưới khi sứa vào mùa
 Cả khoang thuyền ngập sứa, món quà thiên nhiên ban tặng cho ngư dân phá Tam Giang
Cả khoang thuyền ngập sứa, món quà thiên nhiên ban tặng cho ngư dân phá Tam Giang. Ảnh: Lam Phong
Theo mẹ lênh đênh buông lưới
Theo mẹ lênh đênh buông lưới. Ảnh: Lam Phong
Buổi sớm bình yên của xóm chài Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang
Buổi sớm bình yên của xóm chài Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang. Ảnh: Lam Phong
Quăng chài, lối đánh bắt ngoạn mục, truyền đời của người thủy diện (cách gọi khác là dân vạn đò) trên phá Tam Giang
Quăng chài, lối đánh bắt ngoạn mục, truyền đời của người thủy diện (cách gọi khác là dân vạn đò) trên phá Tam Giang. Ảnh: Lam Phong
 Sứa chân có giá trị cao hơn gấp đôi so với sứa thân, cũng là phần ngon nhất trong con sứa
Sứa chân có giá trị cao hơn gấp đôi so với sứa thân, cũng là phần ngon nhất trong con sứa. Ảnh: Lam Phong



 Theo Lam Phong (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm