Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Lăng Nguyễn Hữu Hào - thân phụ Nam Phương hoàng hậu - danh thắng bị lãng quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại) mang một vẻ đẹp trầm mặc, cuốn hút dẫu đã bị bỏ quên nhiều năm trong hoang tàn.

4 trụ biểu cao, trên đỉnh hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu, trông rất uy nghi - Ảnh: M.VINH
4 trụ biểu cao, trên đỉnh hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu, trông rất uy nghi - Ảnh: M.VINH


Lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi chôn cất và thờ ông Nguyễn Hữu Hào - cha của Nam Phương hoàng hậu - và vợ ông, bà Lê Thị Bình.

 

.



Khu lăng mộ tọa lạc tại ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt, trên đường đi làng hoa Vạn Thành - Tà Nung, chỉ cách thác Cam Ly khoảng 150m.

Đây là một di tích và danh thắng nằm trong số những danh lam thắng cảnh chưa được khai thác du lịch tại Đà Lạt.


 

Khu lăng mộ được bao phủ bởi rừng thông nguyên sinh - Ảnh: ĐỨC THỌ
Khu lăng mộ được bao phủ bởi rừng thông nguyên sinh - Ảnh: ĐỨC THỌ



Một số tài liệu được chia sẻ rộng rãi ghi nhận rằng, ông Nguyễn Hữu Hào vốn là một đại điền chủ giàu có, quê Gò Công (tỉnh Tiền Giang). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái ông Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu có nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Năm 1914, vợ chồng Nguyễn Hữu Hào đã sinh được người con gái là Nguyễn Hữu Thị Lan. Năm 1927, Nguyễn Hữu Thị Lan lúc bấy giờ sang Pháp học, 7 năm sau trở về Việt Nam và được Hoàng đế Bảo Đại cưới, tấn phong làm Nam Phương hoàng hậu. Bà Nam Phương đưa cha lên sinh sống ở Đà Lạt.


 

 Phần chính của khu lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào - Lê Thị Bình - Ảnh: M.VINH
Phần chính của khu lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào - Lê Thị Bình - Ảnh: M.VINH



Những ngày cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào chỉ sống ở Đà Lạt mà rất ít khi trở về quê hương Tiền Giang. Khi bắt đầu lâm bệnh nặng và biết sẽ khó qua khỏi, ông có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.

Mùa thu năm Kỷ Mão (13-9-1939), Nguyễn Hữu Hào mất tại đây, Nam Phương hoàng hậu cho xây dựng lăng mộ ông vào cuối năm 1939, liên tục trong vòng 4 năm thì hoàn thành.


 

 Quần thể lăng mộ được xây dựng trong 4 năm giữa rừng thông ở hạ nguồn suối Cam Ly - Ảnh: M.VINH
Quần thể lăng mộ được xây dựng trong 4 năm giữa rừng thông ở hạ nguồn suối Cam Ly - Ảnh: M.VINH



Khu lăng mộ được xây dựng bề thế, uy nghi trên ngọn đồi rộng 4ha, xung quanh bao phủ bởi rất nhiều cây thông nguyên sinh.

Công trình tạo sự ấn tượng ngay từ cổng với 4 trụ biểu cao, trên đỉnh hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu. Từ cổng, lối lên lăng được xây dựng thẳng tắp. Để lên đến lăng, sau khi qua cổng, người viếng thăm phải đi bộ lên 158 bậc thang.

Với nhiều người yêu các công trình kiến trúc Đà Lạt, quần thể rừng lẫn khu lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào là viên ngọc quý cần được giữ gìn và có hướng khai thác du lịch hợp lý.


 

 Lối lên lăng được xây dựng thẳng tắp. Để lên đến lăng, sau khi qua cổng, người viếng thăm phải đi bộ lên 158 bậc thang - Ảnh: M.VINH
Lối lên lăng được xây dựng thẳng tắp. Để lên đến lăng, sau khi qua cổng, người viếng thăm phải đi bộ lên 158 bậc thang - Ảnh: M.VINH



Công trình dẫu đã trải qua hơn 80 năm giữa hoang vu, bắt đầu xuống cấp nhưng vẫn bề thế, uy nghiêm, vững chãi khiến nhiều người viếng thăm phải ngạc nhiên.

Nhiều du khách yêu quý các công trình di sản không giấu được lo ngại rằng khu lăng mộ sẽ bị hư hại, xuống cấp với tốc độ ngày càng nhanh bởi đã quá lâu không được trùng tu bảo dưỡng.


 

 Một góc mái che phần mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào - Ảnh: M.VINH
Một góc mái che phần mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào - Ảnh: M.VINH
Hàng rào quanh sân khu lăng mộ có họa tiết hoa sen cách điệu - Ảnh: M.VINH
Hàng rào quanh sân khu lăng mộ có họa tiết hoa sen cách điệu - Ảnh: M.VINH
 Một nhóm du khách tập dịch chữ Nôm ghi trên bia đá ở sân khu lăng mộ - Ảnh: M.VINH
Một nhóm du khách tập dịch chữ Nôm ghi trên bia đá ở sân khu lăng mộ - Ảnh: M.VINH
 Người tự nhận là bảo vệ khu lăng và cho biết hằng ngày xin tiền du khách để lo nhang đèn thờ tự ở khu lăng mộ - Ảnh: M.VINH
Người tự nhận là bảo vệ khu lăng và cho biết hằng ngày xin tiền du khách để lo nhang đèn thờ tự ở khu lăng mộ - Ảnh: M.VINH
Nhiều chi tiết của khu di tích đã bị hư hại nặng sau nhiều năm bỏ hoang - Ảnh: M.VINH
Nhiều chi tiết của khu di tích đã bị hư hại nặng sau nhiều năm bỏ hoang - Ảnh: M.VINH
Một số bậc thềm trong khu vực bia mộ đã bị nứt vỡ - Ảnh: M.VINH
Một số bậc thềm trong khu vực bia mộ đã bị nứt vỡ - Ảnh: M.VINH
Cỏ mọc trên mái ngói khu lăng mộ - Ảnh: ĐỨC THỌ
Cỏ mọc trên mái ngói khu lăng mộ - Ảnh: ĐỨC THỌ
 Một số công trình nhỏ trong khu lăng mộ đã bị chiếm làm nơi ở - Ảnh: M.VINH
Một số công trình nhỏ trong khu lăng mộ đã bị chiếm làm nơi ở - Ảnh: M.VINH
4 trụ biểu cao ngay cổng vào đã bị hư hại do tác động từ bên ngoài - Ảnh: M.VINH
4 trụ biểu cao ngay cổng vào đã bị hư hại do tác động từ bên ngoài - Ảnh: M.VINH
 Có thời điểm khu lăng mộ trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng nên cơ quan chức năng phải cảnh báo - Ảnh: MAI VINH
Có thời điểm khu lăng mộ trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng nên cơ quan chức năng phải cảnh báo - Ảnh: MAI VINH
Khu rừng quanh lăng mộ đang bị người dân xây dựng nhà kính và công trình xây dựng xâm lấn - Ảnh: M.VINH
Khu rừng quanh lăng mộ đang bị người dân xây dựng nhà kính và công trình xây dựng xâm lấn - Ảnh: M.VINH


Theo MAI VINH - ĐỨC THỌ (TTO)

Có thể bạn quan tâm