Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong những bức hình của Alden Anderson (37 tuổi), Hội An những ngày đầu tiên sau bão lũ bỗng... sáng bừng.
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 1
 
Sau cơn lũ lịch sử hoành hành miền Trung, những tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc người dân Hội An vui vẻ dọn dẹp sau lũ được cư dân mạng lan truyền, như tia sáng hy vọng về một ngày mới rực rỡ.
Người góp phần thắp lên tia sáng là Alden Anderson - nhiếp ảnh da người Mỹ với một tình yêu lớn dành cho Việt Nam.
Một Hội An thật khác mùa nước lũ
Dừng chân tại Việt Nam và sinh sống ở Hội An đã gần 3 năm kể từ tháng 1.2018, nhưng cơn lũ lịch sử vừa qua là lần đầu tiên Alden chứng kiến “một Việt Nam chìm trong nước lũ”. “Thảng thốt” là nhưng gì anh cảm nhận được ở thời điểm đó. Dù đã đọc tin tức và chuẩn bị sẵn tâm thế cho những ngày mưa gió dữ dội, nhưng khi đặt chân ra khỏi nhà và thấy nước lênh láng khắp mọi nẻo đường thì quả thật mọi thứ nằm ngoài sức tưởng tượng của Alden.
Alden Anderson - nhiếp ảnh gia người Mỹ và một tình yêu lớn dành cho Việt Nam.
Alden Anderson - nhiếp ảnh gia người Mỹ và một tình yêu lớn dành cho Việt Nam.
Hình ảnh Alden Anderson tại Hội An được một người bạn chụp lại.
Hình ảnh Alden Anderson tại Hội An được một người bạn chụp lại.
“Tôi đến khu phố cổ để làm tình nguyện và vô cùng ngạc nhiên khi thấy nước ở đấy cao đến tận cổ”, Alden miêu tả. Lúc bấy giờ, phố cổ Hội An trong mắt chàng trai người Mỹ hệt một con sông. Nước dâng cao, dòng chảy mạnh, lội nước rất khó, người dân sử dụng thuyền bè nhỏ di chuyển lênh đênh ngay giữa phố. Phố cổ như khoác trên mình một chiếc áo mới, lạ lẫm và đặc biệt đến vô cùng.
Nhưng điều khiến Hội An trở nên đặc biệt hơn cả là cách người dân ứng phó với cơn lũ. “Mọi thứ thật bất tiện nhưng người Hội An dường như đã quen với việc đó”, Alden chia sẻ. Điều này cũng chẳng ngạc nhiên là mấy khi người miền Trung nói chung và người dân Hội An nói riêng từ lâu đã quen “sống với lũ”. Nhà của họ được xây để chống chọi với mưa bão và lũ lụt, những cánh cửa xuất hiện trên tầng cao thông từ gác xép ra bên ngoài, thuyền bè và đồ ăn được chuẩn bị sẵn từ đầu mùa. Đồ đạc thì cất trữ và dọn dẹp theo kiểu cuốn chiếu, nước đến đâu dọn liền đến đó.
Chứng kiến cách cuộc sống Hội An được vận hành để đối phó với thủy thần, anh chàng nhiếp ảnh gia nhận xét: “Nó giống một bộ máy được lập trình sẵn vậy. Chỉ cần một tín hiệu được phát ra, các bộ phận sẽ lập tức hoạt động đúng với vai trò nó đảm nhận”.
Hình ảnh bà Sa được chụp bởi Alden Anderson.
Hình ảnh bà Sa được chụp bởi Alden Anderson.
Bình cùng cái chổi quét rác của cậu.
Bình cùng cái chổi quét rác của cậu.
Những người Hội An lạc quan
Trong những câu chuyện và bức hình mà Alden cùng cộng sự - chị Nguyễn Thị Yến Trinh đăng tải, người Hội An trong mùa lũ vẫn vô cùng lạc quan. Họ nhìn Alden bằng con mắt vui tươi, mỉm cười chào hỏi, chia sẻ câu chuyện và đợi anh chụp hình. Cũng vì vậy mà Hội An mùa lũ qua ống kinh chàng nhiếp ảnh gia tươi sáng như chính màu vàng của những bức tường đặc trưng nơi đây.
Tấm hình bà Sa là một tấm hình vô cùng đặc biệt. Nó ghi lại khoảnh khắc bà đứng bên cạnh cánh cửa thoát hiểm trên gác xép, nơi mà cả gia đình sẽ thoát thân ra ngoài nếu nước dâng lên quá nhanh. Chia sẻ với chị Yến Trinh, bà nói: "Lũ chảy rất mạnh, để một người lạ nước di chuyển trong đó là không dễ. Vậy mà Alden vẫn tìm đến để chụp ảnh". 
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 6
 
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 7
 
Trong khi đó tấm hình của Bình lại độc đáo hơn. Trong bức hình, Bình đứng giữa làn nước cao ngóc, cầm cây dôi dọn dẹp. “Chổi này để quét đẩy rác đi thôi. Đẩy rác mắc ở mấy cái tường để cho nó trôi đi”, Bình giải thích với cộng sự của Alden. Bình cũng chỉ mới đến Hội An sinh sống nhưng Bình dường như đã thẩm thấu tình nghĩa và tinh thần của con người xứ Hội.
Alden thán phục sự lạc quan của người Việt: “Họ khó khăn, nhưng họ không gục ngã”. Anh cho biết, Hội An thời gian qua đã trải qua vô vàn khó khăn, các hoạt động du lịch, dịch vụ đều bị đình trệ bởi dịch bệnh và tiếp đến là lũ lut nhưng họ vẫn tiếp tục mĩm cười để đối chọi với khó khăn.
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 8
 
 Những bức hình được Alden Anderson chụp tại Hội An khi nước lũ dâng cao. ẢNH: NVCC
Những bức hình được Alden Anderson chụp tại Hội An khi nước lũ dâng cao.
Và một Việt Nam đồng lòng
Trong suốt hơn 2 năm qua, Alden cùng người bạn của anh chu du đến rất nhiều nơi dọc theo mảnh đất hình chữ S. Trên hành trình ấy, Alden gặp và ghi lại chân dung của rất nhiều người đặc biệt. Có những cụ già đã dành cả một thời thanh xuân chiến đấu vì tổ quốc, có những đứa trẻ vui đùa chăn trâu hay cổ vũ cho đội bóng quê nhà. Người Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ thật giàu sức sống, kiên cường, lạc quan. “Giờ đây người Việt Nam có phải chống chọi với thiên tai, những đức tính đó cũng không hề suy suyển”, Alden nhận định.
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 10
 
Alden ngưỡng mộ tinh thần tương thân tương ái của người Việt khi miền Trung gặp khó khăn: “Các đoàn cứu trợ, các hoạt động tình nguyện nổi lên ở khắp mọi nơi. Người người hướng về miền Trung. Điều này thật cảm động”.
Anh cũng mong muốn có thể làm được thêm nhiều điều hơn để giúp người Việt. Vì với Alden, Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng từ lâu đã trở thành quê hương thứ hai, một nơi để sống và để trở về sau những chuyến đi dài.
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 11
 
Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ ảnh 12
 
Trong suốt những tháng ngày ở Việt Nam, Alden Anderson đã đi khắp nơi và chụp lại chân dung những con người đặc biệt mà anh bắt gặp.
Trong suốt những tháng ngày ở Việt Nam, Alden Anderson đã đi khắp nơi và chụp lại chân dung những con người đặc biệt mà anh bắt gặp.

 Theo Lạt (TNO)

Có thể bạn quan tâm