Phóng sự - Ký sự

Mưu sinh… lũ muộn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày đầu tháng 8 âm lịch, nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Công đã đổ về các huyện đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, trễ hơn mọi năm khoảng một tháng. 
Giăng lưới bắt cá quanh cánh đồng trên đất nhà, vừa cải thiện bữa ăn vừa kiếm thêm tiền chợ
Giăng lưới bắt cá quanh cánh đồng trên đất nhà, vừa cải thiện bữa ăn vừa kiếm thêm tiền chợ
Dù mực nước cao nhất chưa đạt đến mức báo động 1, nhưng con nước về khiến người dân đầu nguồn khấp khởi vì có thêm thu nhập từ nguồn lợi thủy sản theo lũ tràn về.
Phóng viên Báo SGGP đã ngược lên các huyện biên giới của An Giang, Đồng Tháp, rồi đổ về Long An để ghi nhận niềm vui mưu sinh mùa nước nổi của bà con…
 Tại An Giang, cá linh non đầu mùa bán thương lái giá 50.000 đồng/kg, số còn lại bán làm mồi cho cá lóc bông
Tại An Giang, cá linh non đầu mùa bán thương lái giá 50.000 đồng/kg, số còn lại bán làm mồi cho cá lóc bông
 Chị Thủy (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, Long An) thu nhập 600.000 đồng mỗi ngày nhờ nguồn chuột đồng. Ảnh: Minh Thông
Chị Thủy (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, Long An) thu nhập 600.000 đồng mỗi ngày nhờ nguồn chuột đồng. Ảnh: Minh Thông
 Ông Út Xớt (xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) bắt chì cho 15 tay lưới, chuẩn bị xuống lưới
Ông Út Xớt (xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) bắt chì cho 15 tay lưới, chuẩn bị xuống lưới
Bông điên điển mùa nước nổi màu vàng đậm, thơm nhẹ, vị ngọt hơn bông điên điển trồng
Bông điên điển mùa nước nổi màu vàng đậm, thơm nhẹ, vị ngọt hơn bông điên điển trồng
Ông Ba Nưng (xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp) bắt được con cá Lăng Nha nặng gần 3kg
Ông Ba Nưng (xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp) bắt được con cá Lăng Nha nặng gần 3kg
Bông súng trắng - sản vật mùa lũ
Bông súng trắng - sản vật mùa lũ
TÍN HUY (sggp)

Có thể bạn quan tâm