Sông Giăng khoác trên mình chiếc áo thùy mị có thể "đánh lừa" thị giác du khách. Thật ra lòng sông dữ dội và đầy bí hiểm...
Sông Giăng bắt nguồn từ đại ngàn Pù Mát, nằm dọc ranh giới Việt - Lào, chảy qua các chuyện Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương của Nghệ An.
Điểm đẹp đầy mời gọi nhất của sông Giăng nằm ở xã Môn Sơn, Nghệ An, bắt đầu từ đập thủy lợi Pha Lài đi ngược vào trong.
Nằm len lỏi giữa rừng núi, mặt nước sông Giăng xanh mát như ngọc |
Khác với những dòng sông khác, thường khám phá xuôi dòng thì với sông Giăng, phải ngược dòng vào đi rừng sâu mới cảm nhận hết được vẻ đẹp tự nhiên hoang dã.
Sông Giăng kéo dài, uốn lượn nằm len lỏi giữa các ngọn núi nên mặt nước chập chờn, xanh ngắt. Nhưng chiếc áo khoác thùy mị bên ngoài có thể "đánh lừa" thị giác du khách. Thật ra lòng sông dữ dội và đầy bí hiểm bởi nước chảy táp vào sỏi đá nằm ẩn bên dưới.
Khi chở khách vào vào bãi tắm đá cách đập Phà Lài khoảng hơn 3 cây số bằng thuyền máy nhưng thợ thuyền luôn dặn dò, du khách không được chủ quan.
Chỗ bãi tắm đá cạn, nước chỉ ngang hông người lớn, dòng nước lững lờ trôi... nhưng đặt chân xuống sẽ phải hoảng hốt với dòng nước mạnh chảy xiết.
Nếu có đủ thời gian và mong muốn khám phá, đi sâu vào sông Giăng, du khách có thể đến với tộc Đan Lai - dân tộc nằm trong đề án bảo tổn và phát triển bền vững dân tộc người thiểu số. Người dân tộc của tục ngủ ngồi kỳ lạ.
Theo ngược sông Giăng, mọi thứ xung quanh từ cây núi, nước, hòn đá... đều là của tự nhiên, chưa có bàn tay "sắp đặt" của con người. Thả mình vào đây sẽ có một cảm giác thư thái lạ thường hòa với đất trời trong xanh.
Dòng nước tại các điểm tắm sông Giăng lững lờ nhưng chảy xiết rất mạnh |
Sông Giăng chưa phải là nơi được nhiều du khách biết đến, chủ yếu vẫn chỉ là nơi ghé chân của người địa phương. Ai đến sông Giăng, xin có lời nhắn gửi, hãy cầm những thứ mình mang vào như vỏ chai nước, vỏ hộp sữa, bánh kẹo, túi ni - lông... quay về, để con sông mãi giữ được vẻ đẹp tự nhiên.
Hoài Nam (Dantri)