Chính trị

Tin tức

Xây dựng Đảng

Những dấu ấn quan trọng của tỉnh Gia Lai trong nhiệm kỳ 2015-2020

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Lời Tòa soạn: Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai khóa XV đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Báo Gia Lai xin giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của tỉnh trong 5 năm qua. 
1. Thành phố Pleiku vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2018. Đặc biệt, tối 25-9, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình xây dựng và phát triển của thành phố nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng (bìa phải) trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng (bìa phải) trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
2. Với mục tiêu đưa Gia Lai trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và là ngành kinh tế mũi nhọn, tiềm năng du lịch của tỉnh ngày càng được “đánh thức”. Các sự kiện: Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018, sự kiện Trình diễn, kết nối cung-cầu công nghệ (Techdemo 2019); Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ 3-2019, Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2017 và 2018 (huyện Chư Păh), Ngày hội hoa muồng vàng năm 2019 (huyện Chư Prông), Hội Cầu huê (thị xã An Khê)… đã tiếp tục tạo ấn tượng sâu sắc đối với du khách.  
Hoa muồng vàng ở thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh
Hoa muồng vàng ở thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh
3. Trong nhiệm kỳ qua, với nhiều chương trình, mô hình được triển khai, ngành nông nghiệp ngày càng khởi sắc. Toàn tỉnh đã chuyển đổi 1.351,2 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác; bước đầu hình thành 10 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 3.828 ha; hình thành 165 cánh đồng lớn với diện tích 8.840,93 ha, có 3.607 hộ dân và 8 doanh nghiệp tham gia. 
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
4. Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Gia Lai xếp thứ 30 toàn quốc, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên, tăng 17 bậc so với năm 2015. Trong 5 năm qua, tỉnh đã thu hút 515 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 824.321 tỷ đồng.
5. Giữa tháng 9-2020, Gia Lai là một trong những tỉnh đầu tiên có các mặt hàng nông sản gồm: chanh dây, cà phê xuất khẩu sang thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EVFTA).
Chế biến chanh dây tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Chế biến chanh dây tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
6. Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020), sáng 1-2-2020, huyện Chư Sê tổ chức lễ phát động ra quân xuống đồng đón nước công trình thủy lợi Plei Keo sản xuất vụ Đông Xuân năm 2020 tại cánh đồng làng Vơng Chép (xã Ayun). Đây là công trình thủy lợi do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng người dân trong dịp đến thăm, làm việc tại tỉnh Gia Lai vào ngày 12-4-2017. Năm 2018, công trình thủy lợi Plei Keo được khởi công với tổng kinh phí 116 tỷ đồng. Năng lực tưới thiết kế của công trình khoảng 500 ha, trong đó có 400 ha lúa nước và 100 ha rau màu các loại.
7. Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh” là nét đặc sắc của Gia Lai trong xây dựng nông thôn mới. Dự ước đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 84 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; có 81 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 5 địa phương cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo từ 19,71% vào đầu nhiệm kỳ giảm còn dưới 4,5% vào cuối năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,1% giảm còn dưới 6,25%.
8. Nhiệm kỳ 2015-2020, đã kết nạp được 12.648 đảng viên, vượt nghị quyết đề ra, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh lên 61.069 đồng chí; số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh liên tục tăng. 100% thôn, làng, tổ dân phố có đảng viên và chi bộ.
9. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn không ngừng nâng lên. Năm học 2019-2020 có 28 học sinh đạt giải cấp quốc gia. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 50%, vượt so với nghị quyết. Năm học 2019-2020, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,52%.
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt 97,52%. Ảnh: Đức Thụy
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt 97,52%. Ảnh: Đức Thụy
10. Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang) được đầu tư xây dựng, tôn tạo thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Một số ban, ngành cũng đã góp phần tôn tạo khu di tích, xây dựng bia di tích truyền thống của ngành trong kháng chiến, trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.
KHÔI NGUYÊN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm