Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Những nghệ nhân tạc tượng gỗ dân gian, gìn giữ văn hóa Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nghệ nhân đã thổi hồn lên các bức tượng gỗ, phản ánh sự sinh động của cuộc sống, góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Nghệ thuật điêu khắc dân gian của người Bahnar, Jrai được thể hiện trên các sản phẩm gỗ rất đa dạng và phong phú. Một trong những sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn của điêu khắc dân gian là tượng gỗ. Trong ảnh:Nghệ nhân dùng phấn vẽ lên thân tượng gỗ để định hình trước khi tạc. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Nghệ nhân Ksor Krô (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai) là một trong những nghệ nhân có tiếng tại Tây Nguyên về kỹ thuật tạc tượng gỗ dân gian. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Những nghệ nhân tạc tượng phải rất tỉ mỉ, khéo léo để có thể thổi hồn vào bức tượng do mình làm ra. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Sau khi hình khối bức tượng hoàn thành, các nghệ nhân sẽ dùng đục để đẽo những góc khuất, đường cong của bức tượng. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Loại tượng này được dùng trong nhà rông, nhà sàn nhưng phổ biến nhất vẫn là đặt quanh nhà mồ. Tượng vừa có chức năng trang trí vừa chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của người dân bản địa. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Các nghệ nhân tạc tượng sử dụng kỹ thuật tinh xảo hoàn thiện những sản phẩm của mình. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Sau khi hình khối bức tượng hoàn thành, các nghệ nhân sẽ dùng đục để đẽo những góc khuất, đường cong của bức tượng. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chỉ với những dụng cụ đơn giản như rìu, rựa, dao, đục... nhưng dưới bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các nghệ nhân đã thổi hồn lên các bức tượng gỗ, phản ánh sự sinh động của cuộc sống, góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Để tạc được bức tượng như ý cho làng, các nghệ nhân thường bàn bạc, thống nhất ý kiến với nhau. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
TXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm