Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 

(GLO)- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu tất yếu góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song, vì Hiến pháp là nền tảng cho các đạo luật khác nên phải ngắn gọn còn phạm vi điều chỉnh do luật định.

Tại khoản 1, điều 63 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” thì khoản 1, Điều 27 của Dự thảo sửa đổi, bổ sung điều 63 Hiến pháp 1992 xây dựng: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Như vậy nội dung này bổ sung thêm quyền của công dân nam, nữ về “dân sự”. Nếu đề cập như thế sẽ còn có ý kiến cho rằng thiếu các quyền ngang nhau về được sống, quyền được học tập, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tránh phân biệt, đối xử màu da... Theo chúng tôi cần nói gọn như tinh thần Hiến pháp 1946 như sau: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi phương diện”. Quy định này vừa ngắn gọn, sáng nghĩa và sẽ đầy đủ hơn.

Huỳnh Lê

Có thể bạn quan tâm