Phóng sự - Ký sự

Rực rỡ sắc mai vàng trên cao nguyên Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa xuân cao nguyên đã đến rất gần trong sắc mai vàng rực rỡ. Sắc màu yên vui của loài hoa xuân khiến lòng người rạo rực mong Tết.

Giống mai được trồng ở Gia Lai chủ yếu là mai rừng. Mai trồng ngoài tự nhiên, lớn lên theo quy luật của đất trời. Cũng vì vậy mà dễ nhận thấy đặc trưng của mai vàng ở Gia Lai đó là sự “tiếp nối thế hệ”.

Bên cạnh những gốc mai xù xì được thời gian bồi đắp vững chãi thành những “lão mai” là những cây mai con nhiều độ tuổi. Nhiều người nói rằng đó là món quà Xuân sau mỗi mùa đơm hoa, kết hạt.

Cây mai ở Gia Lai còn mang bao câu chuyện về hành trình ly hương của người Việt từ đồng bằng di cư lên vùng đất cao nguyên.

Cùng ngắm sắc mai vàng rực rỡ trên khắp nẻo đường Xuân ở cao nguyên Gia Lai:

Mai rừng được người dân thôn 3, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh trồng khá phổ biến trong sân, ngoài ngõ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mai rừng được người dân thôn 3, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh trồng khá phổ biến trong sân, ngoài ngõ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong cái nắng gió cao nguyên, sắc mai vàng càng đượm màu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong cái nắng gió cao nguyên, sắc mai vàng càng đượm màu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mùa xuân cũng là lúc mai đâm chồi nẩy lộc. Màu lá non mang sắc đỏ rất đặc trưng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mùa xuân cũng là lúc mai đâm chồi nẩy lộc. Màu lá non mang sắc đỏ rất đặc trưng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cây mai ở Gia Lai chủ yếu trồng ngoài tự nhiên, lớn lên theo quy luật của đất trời. Cây mai cứ thế vươn lên, cứa ngọt vào trời sắc màu tươi rỡ báo hiệu mùa Xuân mới. Ảnh: Hoàng Ngọc
Cây mai ở Gia Lai chủ yếu trồng ngoài tự nhiên, lớn lên theo quy luật của đất trời. Cây mai cứ thế vươn lên, cứa ngọt vào trời sắc màu tươi rỡ báo hiệu mùa Xuân mới. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lão mai trong sân dòng họ Huỳnh-thôn Ngô Sơn, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lão mai trong sân dòng họ Huỳnh-thôn Ngô Sơn, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gia đình ông Huỳnh Tấn Đường-thôn Ngô Sơn quê gốc Bình Định, lên Gia Lai định cư từ những năm 1968. Ảnh: Hoàng Ngọc
Gia đình ông Huỳnh Tấn Đường-thôn Ngô Sơn quê gốc Bình Định, lên Gia Lai định cư từ những năm 1968. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ngôi nhà mái ngói điển hình cho nếp nhà xưa của người Việt ở miền Trung, cùng góc sân với những cội mai già chính là hình bóng quê nhà trong hành trình ly hương của nhiều gia đình như gia đình ông Đường. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ngôi nhà mái ngói điển hình cho nếp nhà xưa của người Việt ở miền Trung, cùng góc sân với những cội mai già chính là hình bóng quê nhà trong hành trình ly hương của nhiều gia đình như gia đình ông Đường. Ảnh: Hoàng Ngọc
Mang theo phong tục quê kiểng nên nhà nào cũng trồng vài cây mai làm cảnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mang theo phong tục quê kiểng nên nhà nào cũng trồng vài cây mai làm cảnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc mai vàng làm duyên trước hiên nhà, báo hiệu một mùa Xuân mới. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc mai vàng làm duyên trước hiên nhà, báo hiệu một mùa Xuân mới. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chỉ cần thấy mai vàng nở rộ nơi góc sân, treo lá cờ Tổ quốc trước ngõ, ông Đường thấy như xuân đã tràn ngập trong nhà, ngoài ngõ. Ảnh: Hoàng Ngọc
Chỉ cần thấy mai vàng nở rộ nơi góc sân, treo lá cờ Tổ quốc trước ngõ, ông Đường thấy như xuân đã tràn ngập trong nhà, ngoài ngõ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm