Cả nước hiện có 11.112 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Thông thường, mỗi xã một trạm y tế, tuy nhiên, một số xã có nhiều hơn một trạm.
Theo quy định của Bộ Y tế, một gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản tại tuyến xã được gọi là đầy đủ khi mỗi trạm y tế phải cung cấp năm loại dịch vụ là: đỡ đẻ thường ngôi chỏm; xử trí tích cực giai đoạn ba chuyển dạ; kiểm soát tử cung; bóc rau nhân tạo khi băng huyết và tiêm truyền thuốc chống co giật. Thế nhưng theo kết quả điều tra, chỉ 23,6% số trạm y tế cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản một cách đầy đủ. Ngoài ra, còn đến 11,5% số trạm y tế không cung cấp một loại nào trong năm loại dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, trừ những trạm y tế không triển khai dịch vụ đỡ đẻ, các trạm thực hiện dịch vụ đỡ đẻ phải bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản theo quy định của Bộ Y tế.
Xếp theo vùng sinh thái, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực thực hiện cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu tốt nhất, với 30,9% số trạm y tế ở vùng này cung cấp gói dịch vụ một cách đầy đủ. Con số tương tự giảm dần ở các khu vực tiếp theo là: đồng bằng sông Hồng (26,3%); Bắc Trung Bộ (24,6%); đông bắc (22,0%); và các vùng còn lại (đều dưới 20%). Về nguyên tắc, các trạm y tế xã thuộc những huyện khó khăn về địa lý càng cần phải cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản tại chỗ. Nhưng điều tra cho thấy, chỉ 20,1% số xã thuộc các huyện khó khăn về địa lý đạt tiêu chuẩn cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản. Nếu chỉ xem xét ở những trạm y tế thực hiện đỡ đẻ, tỷ lệ xã cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản một cách đầy đủ cũng chỉ là 28,3%. Ðỡ đẻ thường là một thủ thuật quan trọng, tác động để sổ thai, giúp cuộc đẻ được an toàn. Ðể thực hiện được dịch vụ đỡ đẻ, ngoài cán bộ chuyên môn, cơ sở y tế cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy tính đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và dịch vụ được cung cấp tại các trạm y tế thực hiện đỡ đẻ chưa cao. Theo đó, số trạm y tế đỡ đẻ có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và một số dịch vụ tối thiểu để hỗ trợ thực hiện dịch vụ đỡ đẻ chiếm rất thấp. Thiếu hụt đáng nói nhất ở các trạm y tế này là về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Phòng đẻ riêng là một yêu cầu thiết yếu, song cũng chỉ có ở 39% số trạm y tế. Các trang thiết bị khác và thuốc, cũng rất quan trọng, song cũng chỉ khoảng 50% số trạm có thiết bị đỡ đẻ là: bộ đỡ đẻ (đủ bộ); nồi hấp; tủ sấy; nhóm thuốc chống co giật (Magie sulfat/Diazepam tiêm). Sự đồng bộ về hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại những trạm y tế tốt nhất là ở vùng Ðông Nam Bộ, sau đó đến đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nhưng vùng Ðông Nam Bộ cũng là vùng có tỷ lệ đỡ đẻ tại trạm y tế thấp nhất trong cả nước (55,6%). Như vậy, vấn đề cho thấy ở đây là những vùng có tỷ lệ đỡ đẻ tại trạm y tế cao (như Ðông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên) lại không có được sự đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và một số loại dịch vụ thiết yếu. Ở các xã thuộc các huyện khó khăn về địa lý, tỷ lệ trạm y tế thực hiện đỡ đẻ cao hơn nhiều ở các huyện không khó khăn, nhưng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và các dịch vụ thiết yếu lại thấp hơn đáng kể.
Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, thời gian tới, cần tập trung đầu tư cho các trạm y tế tuyến xã ở các huyện khó khăn về địa lý. Bộ Y tế cho biết đây sẽ là hướng ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2011-2015, để các trạm y tế khó khăn về địa lý (xa bệnh viện, không có cơ sở y tế khác đóng trên địa bàn) từng bước cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân.
Cán bộ y tế truyền thông dân số - sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng biển xã Tam Hòa, Núi Thành (Quảng Nam). |
Xếp theo vùng sinh thái, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực thực hiện cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu tốt nhất, với 30,9% số trạm y tế ở vùng này cung cấp gói dịch vụ một cách đầy đủ. Con số tương tự giảm dần ở các khu vực tiếp theo là: đồng bằng sông Hồng (26,3%); Bắc Trung Bộ (24,6%); đông bắc (22,0%); và các vùng còn lại (đều dưới 20%). Về nguyên tắc, các trạm y tế xã thuộc những huyện khó khăn về địa lý càng cần phải cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản tại chỗ. Nhưng điều tra cho thấy, chỉ 20,1% số xã thuộc các huyện khó khăn về địa lý đạt tiêu chuẩn cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản. Nếu chỉ xem xét ở những trạm y tế thực hiện đỡ đẻ, tỷ lệ xã cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản một cách đầy đủ cũng chỉ là 28,3%. Ðỡ đẻ thường là một thủ thuật quan trọng, tác động để sổ thai, giúp cuộc đẻ được an toàn. Ðể thực hiện được dịch vụ đỡ đẻ, ngoài cán bộ chuyên môn, cơ sở y tế cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy tính đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và dịch vụ được cung cấp tại các trạm y tế thực hiện đỡ đẻ chưa cao. Theo đó, số trạm y tế đỡ đẻ có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và một số dịch vụ tối thiểu để hỗ trợ thực hiện dịch vụ đỡ đẻ chiếm rất thấp. Thiếu hụt đáng nói nhất ở các trạm y tế này là về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Phòng đẻ riêng là một yêu cầu thiết yếu, song cũng chỉ có ở 39% số trạm y tế. Các trang thiết bị khác và thuốc, cũng rất quan trọng, song cũng chỉ khoảng 50% số trạm có thiết bị đỡ đẻ là: bộ đỡ đẻ (đủ bộ); nồi hấp; tủ sấy; nhóm thuốc chống co giật (Magie sulfat/Diazepam tiêm). Sự đồng bộ về hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại những trạm y tế tốt nhất là ở vùng Ðông Nam Bộ, sau đó đến đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nhưng vùng Ðông Nam Bộ cũng là vùng có tỷ lệ đỡ đẻ tại trạm y tế thấp nhất trong cả nước (55,6%). Như vậy, vấn đề cho thấy ở đây là những vùng có tỷ lệ đỡ đẻ tại trạm y tế cao (như Ðông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên) lại không có được sự đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và một số loại dịch vụ thiết yếu. Ở các xã thuộc các huyện khó khăn về địa lý, tỷ lệ trạm y tế thực hiện đỡ đẻ cao hơn nhiều ở các huyện không khó khăn, nhưng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và các dịch vụ thiết yếu lại thấp hơn đáng kể.
Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, thời gian tới, cần tập trung đầu tư cho các trạm y tế tuyến xã ở các huyện khó khăn về địa lý. Bộ Y tế cho biết đây sẽ là hướng ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2011-2015, để các trạm y tế khó khăn về địa lý (xa bệnh viện, không có cơ sở y tế khác đóng trên địa bàn) từng bước cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân.
Theo Nhandan