Thăm làng Sheki bé nhỏ bên dãy Caucasus hùng vĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nằm nép mình bên dãy Caucasus hùng vĩ, những làng quê hiền hòa dưới chân, trên triền núi phủ trắng tuyết, những ngôi nhà nhỏ nhắn được xây dựng bằng đá và gạch thấp xa mờ trong những câu chuyện cổ tích năm xưa. Sheki đã xuất hiện như thế.
Con đường làng Sheki với những ngôi nhà đơn giản của vùng nông thôn
Con đường làng Sheki với những ngôi nhà đơn giản của vùng nông thôn
Rất hiếm khi tuyết rơi ở thủ đô Baku, Azerbaijan, nhưng chỉ cần đi về hướng Tây 300 km, một khung cảnh trong thơ gợi nhớ đến câu chuyện bà hoàng hậu từng mong con mình có làn da trắng như tuyết, môi đỏ như giọt máu đào của nàng Bạch Tuyết, mở ra trong tầm mắt người lữ hành. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 3 là thời điểm tuyết rơi đẹp nhất ở Tây Á. 
 Toàn cảnh ngôi làng nhìn từ cung điện mùa hè của vua Sheki Khan
Toàn cảnh ngôi làng nhìn từ cung điện mùa hè của vua Sheki Khan
Sự mệt mỏi của chuyến xe bus kéo dài hơn 6 tiếng nhanh chóng xua tan khi chúng tôi chậm rãi đi vào con đường nhỏ để đi lên triền núi làng Sheki. Sheki nằm bên rìa dãy Caucasus, nơi được xem là có phong cảnh đẹp nhất cả nước. 
Mùa hè Sheki là điểm đến ưa thích nhất của người dân Azerbaijan, đó là thời điểm các gia đình rủ nhau lên đây cắm trại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của những đồi cỏ xanh, thung lũng đầy sắc hoa. 
Tuy nhiên, hôm đó ông Latif, hướng dẫn viên người bản địa nhiều kinh nghiệm, nói khám phá mùa đông tuyết trắng vẫn có những thú vị không kém. 
Latif đã bước qua tuổi trung niên, nhiều nằm gắn bó với công việc du lịch. Khát khao lớn nhất của ông là muốn giới thiệu cảnh đẹp của con người, đất nước Azerbaijan đến thế giới bên ngoài. 
Chứng kiến những cuộc xung đột, chiến tranh, đất nước bị tàn phá, khi quốc gia này còn ảnh hưởng nhiều của người Nga, ông đã tự mình học tiếng Anh, tiếp những vị khách du lịch quốc tế đầu tiên.  
Bên ngoài cung điện của vua Sheki Khan. Khách được yêu cầu không chụp bên trong cung điện
Bên ngoài cung điện của vua Sheki Khan. Khách được yêu cầu không chụp bên trong cung điện
Cũng giống như Đà Lạt hay Sapa của VN, Sheki từng được nhiều vị vua trong quá khứ chọn là nơi để xây dựng cung điện nghỉ ngơi vào mùa hè.
Cũng giống như Đà Lạt hay Sapa của VN, Sheki từng được nhiều vị vua trong quá khứ chọn là nơi để xây dựng cung điện nghỉ ngơi vào mùa hè.
Đi bộ dọc lên ngọn đồi cao của khu làng là cung điện mùa hè của vị vua Sheki Khan-(Sheki Khan’s Palace) được xây dựng từ năm 1797, với lối kiến trúc cầu kỳ ảnh hưởng của phong cách mỹ thuật châu Âu, những tấm kính cắt nhỏ đa màu sắc, được gắn kết thành mảng lớn khéo léo được gọi là Shebeke. 
Một trong những cổng vào cung điện mùa hè
Một trong những cổng vào cung điện mùa hè
Shebeke được hình thành từ các mảnh ghép được làm bằng gỗ và thủy tinh màu lắp ráp với nhau mà không cần sử dụng keo hoặc bất kỳ ốc vít khác. Một số khung của shebeke sử dụng tới 1.800 miếng riêng lẻ cho thấy sự kỳ công của xây dựng cung điện. 
Tuy là thành phố du lịch nhưng Sheki không có khung cảnh xô bồ và giữ được nhiều nếp sinh hoạt của vùng quê xưa. Rất nhiều vết tích ngày nay có từ 2.700 năm về trước. Hôm chúng tôi đến, mặc dù trời khá lạnh, vẫn có nhóm thanh niên đứng tụm ngoài trời tán ngẫu thỉnh thoảng nói lớn như muốn bắt chuyện với du khách.
Đời sống, cảnh vật ở đây đơn giản, cũ kỹ tương phản với những công trình đồ sộ, những cửa hàng thương hiệu thời trang, xe hơi xa xỉ của thành phố Baku. Nhưng có lẽ nhờ vậy Sheki mới giữ được cho mình vẻ cuốn hút cổ điển, trầm mặc chưa bị nhuốm màu của nền công nghệ du lịch hiện đại.
Khách sạn ngay cạnh dãy Caucasus hùng vĩ
Khách sạn ngay cạnh dãy Caucasus hùng vĩ
Khu nghỉ mát Markhal không xa Sheki ở một trong những khách sạn có tầm nhìn lãng mạn và đẹp nhất của đất nước này. 
Nhưng điều khiến Sheki nổi tiếng hơn chính là đây cũng từng một điểm dừng quan trọng trước kia của con đường Tơ Lụa với công trình Caravansarai, nơi hiện nay là một khách sạn có tiếng được quản lý bởi chính quyền ở đây.
Cổng vào khách sạn
Cổng vào khách sạn
Cổng vào Caravansarai là một chiếc gỗ cửa lớn với hai tay cầm gõ cửa khác nhau để người bên trong phân biệt khách là nam hay nữ. Nếu khách thương gia nam sẽ mở cánh cửa bên bên phải vì sẽ có nhiều hàng hóa đi theo, còn khách nữ sẽ mở cửa nhỏ bên trái đủ vừa thân người đi qua.
Các thương nhân thường đem theo hàng hóa nên họ lưu lại đây để trao đổi, mua bán. Không gian gần như giữ nguyên được hơi thở của ngày hôm qua, chúng tôi hình dung một không khí mua bán sôi nổi hàng hóa năm xưa giữa những thương nhân quốc tế. 
Bên trong khách sạn Caravansarai
Bên trong khách sạn Caravansarai
 
 Một góc phía trong khách sạn, nơi đây từng là điểm tụ tập, trao đổi hàng hóa của các thương nhân năm xưa
Một góc phía trong khách sạn, nơi đây từng là điểm tụ tập, trao đổi hàng hóa của các thương nhân năm xưa
Theo giải thích của ông chủ khách sạn, Caravansarai là từ ghép của hai chữ Caravan và Sarai. Caravan là hành trình và là những thương buôn với điểm bắt đầu từ Trung Quốc, trên hành trình đi qua nhiều quốc gia, Azerbaijan trở thành một trong điểm dừng chân cuối cùng của hành trình ấy. Sarai nghĩa là lữ quán cho các Caravan đến lưu đêm, được quản lý bởi quan, bảo vệ bởi quân với bức tường thành vây quanh vững chắc. 
Quà lưu niệm mang nhiều nét đặc trưng, văn hóa địa phương
Quà lưu niệm mang nhiều nét đặc trưng, văn hóa địa phương
 
Những món hàng lưu niệm với nhiều mức giá khác nhau được bày bán bên cạnh khách sạn Caravansarai
Những món hàng lưu niệm với nhiều mức giá khác nhau được bày bán bên cạnh khách sạn Caravansarai
 
 
Ngay bên hông của Caravansarai là dãy cửa hàng lưu niệm đa màu sắc. Nếu muốn mua một món quà nào đó hãy cứ thật dễ thương trả giá vì người bán sẵn sàng bớt cho bạn vài Manat, là đơn vị tiền của quốc gia này. Sheki cũng nổi tiếng với sản phẩm tơ lụa, dệt thảm. 
Trời về tối, chúng tôi ghé một nhà hàng địa phương với món súp chua truyền thống, bánh mì nóng hổi đợi sẵn. Trong không khí lạnh của những ngày mùa đông, chúng tôi rôm rả với người bản địa, chợt nhận ra: Dù cách xa nhau nghìn trùng nhưng hai nước Việt Nam và Azerbaijan có nhiều nét tương đồng về văn hóa như rất coi trọng tình cảm và yếu tố gia đình. 
Thủ Đô Baku được đặt tên cho một con đường ở thành phố Vũng Tàu của VN và ngay trong lòng thành phố Baku, người ta cũng có thể dễ dàng tìm được con đường tên Vũng Tàu như một minh chứng thân tình của quan hệ giữa hai quốc gia.
 
Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam, Azerbaijan là mảnh đất đa sắc tộc và đa tôn giáo.
Hiện nhà nước Azerbaijan theo đuổi cách tiếp cận đa văn hóa, coi đó là chính sách quốc gia và là cơ sở cho sự phồn vinh. Người dân Azerbaijan rất hiếu khách, quả thực Azerbaijan bình yên hơn những gì chúng tôi hình dung.
Từng là điểm nóng của nhiều cuộc xung đột, chính phủ nước này đang cố gắng thúc đẩy du lịch, quảng bá đến với thế giới bên ngoài. Và với những nét đẹp huyền bí của mình, Azerbaijan được gia giá nhanh chóng trở thành thị trường đầy triển vọng trên bản đồ du lịch thế giới.
Ở thời điểm hiện tại có nhiều hãng hàng không thường xuyên khai thác đường bay từ Việt Nam đến Arzerbaijan, trong đó, khách có thể sử dụng Turkish Airlines bay thẳng đến Istanbul, đây cũng là đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, quá cảnh ở đây, sau đó bay đến Baku khoảng 2 giờ đồng hồ.
Hải Kim (TTO)

Có thể bạn quan tâm