Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Thứ bỏ đi khi làm dầu mè có thể chữa được bệnh nan y ám ảnh 10 triệu người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố nghiên cứu đầy bất ngờ cho thấy phế phẩm trong quá trình sản xuất dầu mè có thể là thần dược cho bệnh Parkinson.

Theo Medical News Today, công trình dẫn đầu bởi PGS-TS Akiko Kojima-Yuasa từ Trường Cao học về Khoa học đời sống và con người, thuộc Đại học Osaka (Nhật Bản) đã phát hiện ra chất chống oxy hóa mang tên sesaminol trong vỏ hạt mè có thể giúp bảo vệ các tế bào thần kinh hữu hiệu.

 

 Phế phẩm trong sản xuất dầu mè có thể là thần dược cho bệnh Parkinson - Ảnh minh họa từ Internte
Phế phẩm trong sản xuất dầu mè có thể là thần dược cho bệnh Parkinson - Ảnh minh họa từ Internte


Để thí nghiệm, các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào thần kinh của con người trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa vào đó một chất độc hại gọi là 6-hydrooxydopamine, thứ tạo ra các oxy phản ứng nguy hiểm, để bắt chước thiệt hại do bệnh Parkinson gây ra. Nó khiến các tế bào thần kinh dần chết đi.

Nhưng khi thêm sesaminol vào môi trường nuôi cấy, nồng độ các loại oxy phản ứng bỗng giảm đáng kể, sự chết của tế bào được ngăn ngừa đáng kinh ngạc. Sesaminol đã tăng sản xuất 2 protein Nrf2 và NQO1, có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.

Tác dụng bảo vệ tiếp tục được phát huy khi các nhà khoa học thử nghiệm với chất độc thần kinh rotenone làm giảm homorne dopamine, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Heliyon.

Parkinson là một chứng rối loạn não tiến triển gây run, cứng cơ, chậm vận động và nhiều triệu chứng khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh nhưng hiện vẫn không có cách chữa khổ. Trong khi đó, vỏ mè lại là thứ nguyên liệu cực kỳ dễ tìm và từng bị coi là vô giá trị, thứ bỏ đi trong ngành công nghiệp sản xuất dầu mè.

 

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm