Ra đời giữa những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, với cách đánh luồn sâu, táo bạo, bất ngờ, Tiểu đoàn Đặc công 408 đã liên tiếp giáng cho kẻ thù những đòn thất điên bát đảo ngay tại vùng hậu cứ của chúng, lập nên những chiến công vang dội góp phần cùng lực lượng vũ trang Gia Lai giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng 15-12-1967, tại khu rừng bên suối Đak Sơ Mei (Đak Đoa ngày nay), Tiểu đoàn Đặc công 408 chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ Tư lệnh B3 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Với biên chế gồm Tiểu đoàn Bộ và 4 đại đội: K60, K70, K80, K90, Tiểu đoàn có nhiệm vụ luồn sâu, đánh vào hậu cứ, sở chỉ huy, kho tàng, phương tiện chiến tranh của Mỹ- ngụy trên địa bàn thị xã Pleiku và vùng ven, tiêu diệt và tiêu hao sinh lực địch, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích vùng khu 9, khu 3 và khu 6. Trong không khí thiêng liêng ngày thành lập, đồng chí Nguyễn Cầm- Chính trị viên Tiểu đoàn đã thay mặt cán bộ, chiến sĩ hứa quyết tâm “Khắc phục mọi khó khăn, giữ vững quan điểm, lập trường cách mạng, đánh Mỹ đến cùng trong bất kỳ tình huống nào” và “Tiểu đoàn 408 quyết tâm đánh thắng từ trận đầu”.
Với khí thế thi đua đánh giặc lập công, chỉ hơn một tuần sau khi thành lập, Tiểu đoàn Đặc công 408 đã tiêu diệt căn cứ Lệ Chí của địch. Đây là một cứ điểm kiên cố, có nhiệm vụ phòng thủ vòng ngoài cho hậu cứ Quân đoàn II ngụy ở Pleiku và là bàn đạp để địch tổ chức đánh phá vào khu căn cứ của ta ở huyện 3 và thị xã Pleiku. Hàng ngày, từ căn cứ này, địch thường cho một tiểu đội lính bảo an ra ngoài lùng sục, hỗ trợ cho bọn dân vệ khống chế, dọa nạt nhân dân và tìm dấu vết của các cơ sở cách mạng. Để giữ vững căn cứ này, ngoài việc rào xung quanh 5-6 lớp dây thép gai cùng hệ thống hào chông dày đặc, địch còn trang bị rất nhiều hỏa lực như cối 81mm, đại liên, M79… Sau khi xác định được toàn bộ mục tiêu và quy luật hoạt động của địch, đêm 27-12, Tiểu đoàn với lực lượng gồm 2 đại đội, 65 tay súng bất ngờ tập kích vào căn cứ Lệ Chí. Chỉ mất đúng 25 phút tiến công, Tiểu đoàn đã làm chủ trận địa, diệt gọn cứ điểm, loại khỏi vòng chiến đấu gần 100 tên địch, phá hủy và thu nhiều vũ khí.
Chiến thắng Lệ Chí đã làm nức lòng quân và dân trên chiến trường Gia Lai, đồng thời tạo thêm động lực, quyết tâm để Tiểu đoàn 408 tiếp tục tổ chức những trận tiến công vào hậu cứ của địch. Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2-1-1968, Đại đội 80 mở trận tập kích vào cứ điểm Tân Loi. Chỉ với 2 khẩu cối 82 mm và 60 quả đạn, ta đã bắn sập 10 nhà lính, phá hủy hàng chục xe quân sự, loại khỏi vòng chiến đấu gần 50 tên địch. Đêm mùng 8, rạng mùng 9-1-1968, đến lượt Đại đội 70 ra quân diệt gọn 1 đại đội bảo vệ và gần 100 nhân viên kỹ thuật Mỹ, phá hủy 1 máy phát điện, 1 xưởng cơ khí, trên 10 xe quân sự tại Xí nghiệp Quốc phòng thuộc Liên đoàn 20 Công binh của Mỹ- ngụy… Tính ra, chỉ hơn 1 tháng sau ngày thành lập, Tiểu đoàn 408 đã tác chiến 9 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 tên Mỹ- ngụy, phá hủy gần 100 xe quân sự các loại, 17 máy bay trực thăng cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.
Liên tiếp bị giáng những đòn đau, địch điên cuồng tổ chức lực lượng thăm dò, càn quét nhằm tiêu diệt Tiểu đoàn 408. Đầu năm 1968, chúng đã sử dụng nhiều lượt máy bay L19, OV10 quần đảo khắp một khu vực rộng lớn từ vùng hợp pháp Đak Đoa tới khu căn cứ Đak Sơ Mei của ta. Ngay sau đó, chúng đã tung một trung đoàn hỗn hợp có máy bay và pháo binh hỗ trợ đổ quân vào càn quét khu vực Đak Sơ Mei. Những ngày đó, rừng Đak Sơ Mei không mấy khi ngớt tiếng bom, tiếng pháo của địch. Chúng nã pháo, thả bom xuống bất cứ chỗ nào nghi ngờ. Tuy nhiên, nỗ lực càn quét, tiêu diệt Tiểu đoàn 408 của địch hóa thành công cốc khi đơn vị đã bí mật rút vào vùng an toàn.
Chiến công nối tiếp chiến công. Với sự lớn mạnh về lực lượng, sự trưởng thành về bản lĩnh, kinh nghiệm chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 408 đã liên tiếp giành những thắng lợi quan trọng, góp phần cùng quân và dân các dân tộc Gia Lai giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể kể ra đây những chiến công oanh liệt như trận tập kích căn cứ hậu cần Sư đoàn Bộ binh Mỹ Kơty Prông ngày 23-8-1968, trận tiến công cụm căn cứ hỗn hợp Mỹ Thạch ngày 6-11-1969, trận tập kích sở chỉ huy liên đoàn biệt động số 2 ngày 13-4-1970, trận tập kích quận Lệ Trung ngày 11-5-1970, trận tập kích sân bay Aria ngày 22-7-1970, trận đánh kho xăng Quân đoàn II ngày 15-5-1972… Trong các đợt tổng tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường Tây Nguyên và tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, Tiểu đoàn 408 cũng luôn là đơn vị đi đầu lập công diệt địch của lực lượng vũ trang Gia Lai. Tổng cộng, trong gần 8 năm kể từ ngày thành lập cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, Tiểu đoàn 408 đã đánh 245 trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 8.300 tên địch, làm bị thương hơn 1.000 tên, phá hủy 151 máy bay, hơn 720 xe quân sự, 218 lô cốt, hầm ngầm…
Tháng 8-1975, sau ngày đất nước giải phóng, theo quyết định của cấp trên, Tiểu đoàn 408 đã giải thể. Những cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn hoặc phục viên, hoặc chuyển công tác qua các đơn vị khác song tình đồng đội, ký ức hào hùng về những ngày tháng chiến đấu trên chiến trường Gia Lai vẫn luôn in đậm trong trái tim những cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn.
Sáng 15-12-1967, tại khu rừng bên suối Đak Sơ Mei (Đak Đoa ngày nay), Tiểu đoàn Đặc công 408 chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ Tư lệnh B3 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Với biên chế gồm Tiểu đoàn Bộ và 4 đại đội: K60, K70, K80, K90, Tiểu đoàn có nhiệm vụ luồn sâu, đánh vào hậu cứ, sở chỉ huy, kho tàng, phương tiện chiến tranh của Mỹ- ngụy trên địa bàn thị xã Pleiku và vùng ven, tiêu diệt và tiêu hao sinh lực địch, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích vùng khu 9, khu 3 và khu 6. Trong không khí thiêng liêng ngày thành lập, đồng chí Nguyễn Cầm- Chính trị viên Tiểu đoàn đã thay mặt cán bộ, chiến sĩ hứa quyết tâm “Khắc phục mọi khó khăn, giữ vững quan điểm, lập trường cách mạng, đánh Mỹ đến cùng trong bất kỳ tình huống nào” và “Tiểu đoàn 408 quyết tâm đánh thắng từ trận đầu”.
Cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 408 trong một lần họp mặt. Ảnh: Xuân Hoàng |
Chiến thắng Lệ Chí đã làm nức lòng quân và dân trên chiến trường Gia Lai, đồng thời tạo thêm động lực, quyết tâm để Tiểu đoàn 408 tiếp tục tổ chức những trận tiến công vào hậu cứ của địch. Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2-1-1968, Đại đội 80 mở trận tập kích vào cứ điểm Tân Loi. Chỉ với 2 khẩu cối 82 mm và 60 quả đạn, ta đã bắn sập 10 nhà lính, phá hủy hàng chục xe quân sự, loại khỏi vòng chiến đấu gần 50 tên địch. Đêm mùng 8, rạng mùng 9-1-1968, đến lượt Đại đội 70 ra quân diệt gọn 1 đại đội bảo vệ và gần 100 nhân viên kỹ thuật Mỹ, phá hủy 1 máy phát điện, 1 xưởng cơ khí, trên 10 xe quân sự tại Xí nghiệp Quốc phòng thuộc Liên đoàn 20 Công binh của Mỹ- ngụy… Tính ra, chỉ hơn 1 tháng sau ngày thành lập, Tiểu đoàn 408 đã tác chiến 9 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 tên Mỹ- ngụy, phá hủy gần 100 xe quân sự các loại, 17 máy bay trực thăng cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.
Liên tiếp bị giáng những đòn đau, địch điên cuồng tổ chức lực lượng thăm dò, càn quét nhằm tiêu diệt Tiểu đoàn 408. Đầu năm 1968, chúng đã sử dụng nhiều lượt máy bay L19, OV10 quần đảo khắp một khu vực rộng lớn từ vùng hợp pháp Đak Đoa tới khu căn cứ Đak Sơ Mei của ta. Ngay sau đó, chúng đã tung một trung đoàn hỗn hợp có máy bay và pháo binh hỗ trợ đổ quân vào càn quét khu vực Đak Sơ Mei. Những ngày đó, rừng Đak Sơ Mei không mấy khi ngớt tiếng bom, tiếng pháo của địch. Chúng nã pháo, thả bom xuống bất cứ chỗ nào nghi ngờ. Tuy nhiên, nỗ lực càn quét, tiêu diệt Tiểu đoàn 408 của địch hóa thành công cốc khi đơn vị đã bí mật rút vào vùng an toàn.
Chiến công nối tiếp chiến công. Với sự lớn mạnh về lực lượng, sự trưởng thành về bản lĩnh, kinh nghiệm chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 408 đã liên tiếp giành những thắng lợi quan trọng, góp phần cùng quân và dân các dân tộc Gia Lai giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể kể ra đây những chiến công oanh liệt như trận tập kích căn cứ hậu cần Sư đoàn Bộ binh Mỹ Kơty Prông ngày 23-8-1968, trận tiến công cụm căn cứ hỗn hợp Mỹ Thạch ngày 6-11-1969, trận tập kích sở chỉ huy liên đoàn biệt động số 2 ngày 13-4-1970, trận tập kích quận Lệ Trung ngày 11-5-1970, trận tập kích sân bay Aria ngày 22-7-1970, trận đánh kho xăng Quân đoàn II ngày 15-5-1972… Trong các đợt tổng tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường Tây Nguyên và tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, Tiểu đoàn 408 cũng luôn là đơn vị đi đầu lập công diệt địch của lực lượng vũ trang Gia Lai. Tổng cộng, trong gần 8 năm kể từ ngày thành lập cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, Tiểu đoàn 408 đã đánh 245 trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 8.300 tên địch, làm bị thương hơn 1.000 tên, phá hủy 151 máy bay, hơn 720 xe quân sự, 218 lô cốt, hầm ngầm…
Tháng 8-1975, sau ngày đất nước giải phóng, theo quyết định của cấp trên, Tiểu đoàn 408 đã giải thể. Những cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn hoặc phục viên, hoặc chuyển công tác qua các đơn vị khác song tình đồng đội, ký ức hào hùng về những ngày tháng chiến đấu trên chiến trường Gia Lai vẫn luôn in đậm trong trái tim những cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn.
Trong những ngày gặp mặt, họ lại cùng nhau ôn lại những chiến công oanh liệt một thời và cùng nhớ về những người đồng đội kiên trung nay người còn, người mất. Đó là Anh hùng Thanh Minh Tám với câu nói nổi tiếng “Nếu có chết tôi nằm trên cánh máy bay địch mà chết”; là Anh hùng Y Đôn can trường đánh địch đến lúc hy sinh; là Chính trị viên Nguyễn Cầm kiên cường bám trận địa, chỉ huy đơn vị chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; là chiến sĩ Nguyễn Tạo của Đại đội 80 dũng cảm chui vào kho Yên Thế đặt bộc phá suýt chết; là chuyên gia phá mìn Lê Hữu Đạt, người đã tự tay phá gỡ trên 3.000 quả mìn tạo thuận lợi cho đồng đội trong những lần xung phong đánh cứ điểm địch… Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ anh hùng như thế đã kề vai, sát cánh trong khó khăn, gian khổ để cùng nhau lập nên những chiến công rạng rỡ, góp phần tạo nên một Tiểu đoàn 408 anh hùng, “ra trận là đánh thắng”.
36 năm sau ngày đất nước giải phóng, cũng là thời gian cái tên Tiểu đoàn 408 chỉ còn trong sách vở và ký ức. Giữa những ngày cả nước đang hân hoan kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, những người lính năm xưa của Tiểu đoàn 408 từ khắp nơi lại tụ hội về TP. Pleiku, mảnh đất ghi dấu những chiến công hào hùng của đơn vị để cùng nhau chia sẻ niềm vui đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà Đảng và Nhà nước trao tặng. 36 năm có thể là khoảng thời gian quá dài cho sự chờ đợi nhưng chừng đó thời gian cũng đủ để cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 408 hiểu rằng, lịch sử và nhân dân sẽ mãi mãi không bao giờ quên những đóng góp, hy sinh của họ cho sự nghiệp chiến đấu, giải phóng dân tộc.
36 năm sau ngày đất nước giải phóng, cũng là thời gian cái tên Tiểu đoàn 408 chỉ còn trong sách vở và ký ức. Giữa những ngày cả nước đang hân hoan kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, những người lính năm xưa của Tiểu đoàn 408 từ khắp nơi lại tụ hội về TP. Pleiku, mảnh đất ghi dấu những chiến công hào hùng của đơn vị để cùng nhau chia sẻ niềm vui đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà Đảng và Nhà nước trao tặng. 36 năm có thể là khoảng thời gian quá dài cho sự chờ đợi nhưng chừng đó thời gian cũng đủ để cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 408 hiểu rằng, lịch sử và nhân dân sẽ mãi mãi không bao giờ quên những đóng góp, hy sinh của họ cho sự nghiệp chiến đấu, giải phóng dân tộc.
Tiến Dũng
Như tin đã đưa, sáng 1-9, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đoàn Đặc công 408. Đến dự lễ có các đồng chí: Ksor Phước- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Thiếu tướng Rơ Ô Cheo- Phó Tư lệnh Quân khu 5; Phạm Đình Thu- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thế Dũng- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng 95 cựu chiến binh nguyên là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công 408. |