Trà xanh được coi là một trong những thức uống lành mạnh và rẻ tiền nhất, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu sử dụng trà xanh không đúng có thể lãng phí các tác dụng, thậm chí gây hại cho cơ thể.
Trong lá trà có các loại nhiều chất đặc biệt, ví dụ như: Caffeine (giúp tinh thần phấn chấn, tăng cường sức khỏe trái tim), catechins (chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol), vitamin (có thể bổ sung các loại vitamin bao gồm vitamin A, E, B1, B2 và C…), khoáng chất (trong lá trà rất giàu Kali có thể thúc đẩy giúp loại bỏ natri trong máu, phòng chống bệnh cao huyết áp), flavanol (giúp loại bỏ chứng hôi miệng) và saponin (chống viêm), nhóm axit butyric (giúp giảm huyết áp)…
Tuy nhiên dù là loại thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khỏe tới đâu, cũng đều có những thứ kỵ với chúng. Nếu không lưu ý khi kết hợp có thể tạo ra chất độc dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những loại thực phẩm không nên sử dụng kết hợp với trà
Trà và đường kính
Nhiều người thường thích uống trà chanh, trà sữa… nhưng ít ai biết rằng trong thành phần dinh dưỡng của lá trà có vị đắng tính hàn giúp kích thích tuyến tiêu hóa, và giải độc cho cơ thể con người. Khi bạn cho đường vào trong trà sẽ khiến cho đường kính vào đó sẽ làm ức chế hiệu quả này của trà gây nên bệnh khó tiêu, rối loạn tiêu hóa … không có lợi cho sức khỏe chút nào.
Trà và trứng
Trong thành phần của trà chứa axit tannic trong lá trà kết hợp với trứng sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa dễ gây nên tiêu chảy lạnh bụng, khó chịu. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng trứng và nước trà cùng lúc quá nhiều có thể dẫn tới sỏi thận. Vì vậy, nếu như bạn ăn trứng thì không nên dùng nước trà ngay, bởi hai loại này không thể kết hợp chung với nhau được.
Trà và rượu
Nhiều người khi uống rượu xong thường uống nước trà nhằm giải rượu, nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm. Trong thành phần dinh dưỡng của trà giúp cho bạn tiêu hóa tốt lợi tiểu, còn rượu thì gây nóng trong. Khi bạn uống trà và rượu cùng lúc sẽ khiến chất acetaladehyde này đi vào trong thận, dẫn tới sự kích thích lớn trong thận làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận của bạn không tốt cho sức khỏe.
Trà và thịt dê
Trong thành phần dinh dưỡng của thịt dê là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp cho bạn an thần, giải nhiệt. Nhưng nếu bạn ăn thịt dê và uống nước trà thì sẽ gặp tác dụng ngược. Bởi trong trà có thành phần axit tannic chúng sẽ làm phân giải chất protein có trong thịt dê khiến thịt dê mất hết chất dinh dưỡng. Nếu thường xuyên ăn thịt dê uống trà còn gây độc hại không tốt cho sức khỏe của bạn.
Vì vậy, nếu bạn ăn thịt dê thì không nên ngay lập tức uống trà mà nên đợi từ 2 -3 tiếng sau mới nên uống nước trà sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn.
Trà và thuốc tây
Axit tannic trong lá trà kết hợp với một số loại thuốc sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc. Các chất kích thích như caffeine và theophylline có chứa trong lá trà làm suy yếu hoặc chống lại tác dụng an thần có chứa trong thuốc. Do đó bạn nên dùng nước ấm để uống thuốc, mới có thể phát huy hết tác dụng của thuốc.
Những người không nên uống trà
Người bị táo bón
Trà xanh chứa phenol có tác dụng co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Tác dụng này sẽ vô cùng có lợi với những người muốn giảm cân nhưng lại vô cùng bất lợi với người bị táo bón.
Vì khi niêm mạc dạ dày và đường ruột bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu làm tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.
Trẻ em dưới 3 tuổi
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh. Vì trong trà xanh có chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi. Trong khi sắt là “nguyên liệu” chính để tạo thành máu. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi uống nước trà xanh.
Người sốt cao
Chất caffein trong trà xanh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hạ sốt. Do đó, bạn không nên uống trà xanh cùng với thuốc trong thời gian bị sốt cao.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Trà chứa caffeine, tannin, những chất này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi do vậy, bà bầu không nên dùng trà. Các chuyên gia khuyên phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc vì chất caffeine sẽ đi vào sữa mẹ, khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp
Đối với những người bị bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, chất caffeine và theophylline trong trà gây kích thích làm tăng nhịp đập của tim khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân cao huyết áp uống nhiều trà đậm đặc, chất caffeine trong trà sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây hại cho sức khỏe.
Người bị bệnh gan, sỏi đường tiết niệu
Hầu hết các chất bao gồm caffeine trong trà đều được chuyển hóa qua gan. Nếu bị bệnh gan, bạn nên tránh uống trà vì lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hóa sẽ làm tổn thương gan.
Người bị sỏi đường tiết niệu cũng không nên uống trà vì a xít oxalic của trà sẽ kết hợp với can xi trong nước tiểu và dẫn đến sự hình thành sỏi.
Người bị loét dạ dày
Uống trà có thể làm cho lượng axít trong dạ dày tăng lên. Điều này khiến vết loét trong dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ
Trà xanh gây hưng phấn thần kinh vì chứa caffeine nó sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn khi làm việc hay muốn tập trung vào vấn đề nào đó. Nhưng nó sẽ khiến bạn bị mất ngủ khi các thần kinh trung ương bị “đánh thức” khi sử dụng vào ban đêm.
Và tất nhiên những người mắc bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh không nên uống trà xanh vì nó sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Người suy dinh dưỡng
Trà có tác dụng phân giải chất béo và do vậy, nếu người suy dinh dưỡng thường xuyên uống trà sẽ khiến cơ thể thêm suy nhược. Hơn nữa, bạn không nên uống trà khi đói bụng vì nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cơ thể dễ bị say trà với cảm giác khó chịu, nôn nao và chóng mặt.
Uống trà lúc đói sẽ làm loãng a xít dạ dày, ức chế dịch vị tiết ra, cản trở tiêu hóa và dễ bị viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước trà để uống thuốc. Điều này là do chất tannin và theophylline trong trà gây ra phản ứng hóa học với một số loại thuốc, dẫn đến làm giảm hiệu quả của thuốc.
Người bị loãng xương
Uống nhiều trà làm hạn chế sự hấp thụ can xi và tăng lượng chất khoáng này bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, khiến cơ thể bị thiếu hụt can xi dẫn đến loãng xương.
Theo Thanh Huyền (Tổng hợp/TPO)