Kết quả nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCC) của Nhật Bản cho thấy trà xanh không có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú như nhiều người vẫn nghĩ.
Ông Motoki Iwasaki, chuyên gia dịch tễ học của NCC cho biết, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ uống hơn 10 ly trà xanh/ngày không thấp hơn so với nguy cơ ở người uống ít trà xanh.
Mặc dù các xét nghiệm đối với động vật cho thấy chất catechin và một số polyphenol khác có trong trà xanh có thể có tác dụng chống ung thư vú, nhưng theo NCC, các nghiên cứu về dịch tễ học đối với con người cho các kết quả khác.
NCC đã tiến hành nghiên cứu theo dõi trong vòng 14 năm đối với khoảng 54.000 phụ nữ, tuổi từ 40-69, tại 9 trên tổng số 47 tỉnh, thành của Nhật Bản, trong đó có 581 phụ nữ bị mắc ung thư vú.
NCC chia số đối tượng này thành sáu nhóm dựa trên tần suất uống trà xanh, từ mức dưới 1 cốc/tuần đến mức hơn 5 cốc/ngày.
Kết quả cho thấy không có sự liên hệ rõ ràng giữa tần suất uống trà xanh và sự phát triển của bệnh ung thư vú.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng của lá trà xanh cũng không liên quan đến tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ảnh minh họa |
Mặc dù các xét nghiệm đối với động vật cho thấy chất catechin và một số polyphenol khác có trong trà xanh có thể có tác dụng chống ung thư vú, nhưng theo NCC, các nghiên cứu về dịch tễ học đối với con người cho các kết quả khác.
NCC đã tiến hành nghiên cứu theo dõi trong vòng 14 năm đối với khoảng 54.000 phụ nữ, tuổi từ 40-69, tại 9 trên tổng số 47 tỉnh, thành của Nhật Bản, trong đó có 581 phụ nữ bị mắc ung thư vú.
NCC chia số đối tượng này thành sáu nhóm dựa trên tần suất uống trà xanh, từ mức dưới 1 cốc/tuần đến mức hơn 5 cốc/ngày.
Kết quả cho thấy không có sự liên hệ rõ ràng giữa tần suất uống trà xanh và sự phát triển của bệnh ung thư vú.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng của lá trà xanh cũng không liên quan đến tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Theo TTXVN