Trình UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thế giới theo tiêu chí nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đang tiếp tục công tác chuẩn bị để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích danh thắng Yên Tử trải dài trên địa phận 3 tỉnh là Di sản thế giới.

Chùa Đồng trên đỉnh nón thiêng Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Chùa Đồng trên đỉnh nón thiêng Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử mà các tỉnh dự kiến trình UNESCO bao gồm Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử (Quảng Ninh), Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương).

Vườn tháp Huệ Quang, Yên Tử - nơi lưu giữ xá lỵ của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Nguyễn Hùng
Vườn tháp Huệ Quang, Yên Tử - nơi lưu giữ xá lỵ của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Nguyễn Hùng
Sau khá nhiều các hội nghị, hội thảo bàn về việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO, các chuyên gia cho rằng nên nghiên cứu xây dựng theo 3 tiêu chí 3, 5 và 6 theo Công ước của UNESCO để trình UNESCO.
Cụ thể, tiêu chí 3 quy định phải có là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất. Tiêu chí đề cập tới một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.
Trong khi đó, tiêu chí 6 phải yêu cầu phải gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – sắp tới sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND các tỉnh thống nhất nội dung để báo cáo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Về tiêu chí loại hình và tên gọi do đơn vị tư vấn lựa chọn trên cơ sở đồng thuận của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao. Về cơ chế phối hợp, Quảng Ninh là tỉnh chủ trì cùng phối hợp chặt chẽ với 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương thực hiện để chọn đơn vị tư vấn là các nhà khoa học có kinh nghiệm.
Cũng theo bà Hạnh, đây là bộ hồ sơ khó, có áp lực rất cao đối với cả 3 địa phương, nhưng các bên đặt mục tiêu đến tháng 9.2021 sẽ hoàn thiện, trình hồ sơ bằng tiếng Anh đến UNESCO và thực hiện nội dung theo các chương trình của UNESCO.
Vào đầu năm nay, 2020, Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang quyết định tái lập hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích danh thắng Yên Tử là di sản thế giới. Trước đó, 3 tỉnh này từng đặt kế hoạch nộp hồ sơ lên UNESCO trong năm 2016 để có thể được xem xét công nhận di sản thế giới vào năm 2017, nhưng sau đó tạm dừng.
NGUYỄN HÙNG (LĐO)
https://laodong.vn/van-hoa/trinh-unesco-cong-nhan-yen-tu-la-di-san-the-gioi-theo-tieu-chi-nao-837227.ldo

Có thể bạn quan tâm