Vẻ đẹp cổ kính của tháp Bà Ponagar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ khuôn viên của tháp Bà Ponagar, du khách có thể ngắm nhìn bức tranh sơn thủy hữu tình.
Đến với Nha Trang, khách du lịch nên dành thời gian đến tham quan tháp Bà Ponagar cổ kính – cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Bắc. Nơi đây được biết đến là địa điểm người Chăm Pa xưa thờ phụng thần Ponagar - vị thần bảo vệ đời sống, giúp người dân có đất đai để sinh sống, trồng trọt.
Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao, hướng ra biển Đông. Quần thể tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc đền tháp tiêu biểu của người Chăm Pa được xây dựng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIII với diện tích khoảng 50.000m2. Trải qua hơn 10 thế kỷ, trước sự tàn phá của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời gian, quần thể tháp Bà Ponagar ở Nha Trang vẫn sừng sững như một lời thách đố.

Khu Tiền đình (Mandapa) là nơi đi từ cổng chính hướng thẳng lên, gồm 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác và 10 cột lớn phía bên trong. Đây có thể là nơi chuẩn bị lễ vật dâng lên nữ thần.
Khu Tiền đình (Mandapa) là nơi đi từ cổng chính hướng thẳng lên, gồm 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác và 10 cột lớn phía bên trong. Đây có thể là nơi chuẩn bị lễ vật dâng lên nữ thần.

Đền tháp thuộc quần thể tháp Bà Ponagar. Các tháp đều được xây dựng khá giống nhau (từ chân tháp đến gần đỉnh tháp được xây thẳng tắp, vị trí trên cùng của tháp được xây theo hình chóp), chỉ khác kích thước.
Đền tháp thuộc quần thể tháp Bà Ponagar. Các tháp đều được xây dựng khá giống nhau (từ chân tháp đến gần đỉnh tháp được xây thẳng tắp, vị trí trên cùng của tháp được xây theo hình chóp), chỉ khác kích thước.

Tháp Tây Bắc cao khoảng 9m. Đây là tháp cao thứ ba trong quần thể tháp Bà Ponagar và là tháp còn giữ được nguyên vẹn về kiến trúc lẫn cách trang trí
Tháp Tây Bắc cao khoảng 9m. Đây là tháp cao thứ ba trong quần thể tháp Bà Ponagar và là tháp còn giữ được nguyên vẹn về kiến trúc lẫn cách trang trí

Truyền thuyết về người mẹ xứ sở Thiên Y A Na.
Truyền thuyết về người mẹ xứ sở Thiên Y A Na.

Từ khuôn viên của tháp Bà Ponagar, du khách có thể hướng mắt nhìn ra khu vực bờ biển Nha Trang, cầu Trần Phú.
Từ khuôn viên của tháp Bà Ponagar, du khách có thể hướng mắt nhìn ra khu vực bờ biển Nha Trang, cầu Trần Phú.

Ở một hướng khác, du khách có thể trông thấy một góc thành phố biển Nha Trang.
Ở một hướng khác, du khách có thể trông thấy một góc thành phố biển Nha Trang.
Tháp Bà Ponagar đang được trùng tu, tôn tạo với mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lễ hội mang đậm bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. Năm 1979, quần thể tháp Bà Ponagar được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Điệu múa truyền thống của người Chăm Pa.
Điệu múa truyền thống của người Chăm Pa.

Du khách chụp ảnh bên các đền tháp trong khuôn viên tháp Bà Ponagar.
Du khách chụp ảnh bên các đền tháp trong khuôn viên tháp Bà Ponagar.
Điều đáng nói, kỹ thuật nung gạch và kết dính để xây dựng thành tháp của người Chăm Pa vẫn là một ẩn số mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải. Đã có hai giả thuyết được đưa ra nhưng chưa thể chứng minh tính chính xác cuối cùng.
Đến với Tháp Bà Ponagar, bên cạnh chiêm ngưỡng những tòa tháp cổ kính, hình điêu khắc mô tả lại sinh hoạt thường ngày của cộng đồng người Chăm Pa xưa, du khách còn được hòa mình vào các hoạt động văn hóa của người dân địa phương, ngắm nhìn các điệu múa, tham gia lễ hội của người dân...
Bích Ngọc (Dân Việt)
https://danviet.vn/ve-dep-co-kinh-cua-thap-ba-ponagar-20200730162201796.htm

Có thể bạn quan tâm