Vẻ đẹp hấp dẫn Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tối 15-9. Sự kiện này thể hiện sự ghi nhận của quốc tế đối với những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng.

 

Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích 413.511,67 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ, thị xã An Khê. Ảnh: Tư liệu
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích 413.511,67 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ, thị xã An Khê. Ảnh: Tư liệu

Đây cũng là cơ hội quảng bá, giới thiệu hình ảnh tỉnh nhà đến với bạn bè trong nước và quốc tế, mở thêm cánh cửa phát triển kinh tế đồng thời với bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc. Dịp này, Báo Gia Lai điện tử giới thiệu đến độc giả một số hình ảnh về Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng.

 

 “Hai vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên”-ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh. Ảnh: Phương Linh
“Hai vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên nhấn mạnh tại phiên họp thứ 33 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) diễn ra tại Nigeria tối 15-9. Ảnh: Phương Linh
Hai vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu hệ động-thực vật phong phú, có nhiều loài đặc hữu. Ảnh: Tư liệu
Hai vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu hệ động-thực vật phong phú, có nhiều loài đặc hữu. Ảnh: Tư liệu
 Thác K50-một tuyệt tác của thiên nhiên giữa vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ảnh Tư liệu 5. Không gian phòng trưng bày mẫu động vật tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang). Ảnh: Phương Linh
Thác K50-một tuyệt tác của thiên nhiên giữa vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ảnh Tư liệu 5. Không gian phòng trưng bày mẫu động vật tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang). Ảnh: Phương Linh
Hệ động-thực vật đa dạng, phong phú là điểm nhấn đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh Tư liệu
Hệ động-thực vật đa dạng, phong phú là điểm nhấn đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Tư liệu
Hệ thống ghềnh thác trong Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng đa dạng, phong phú, mang vẻ đẹp hùng vỹ song cũng rất nên thơ. Ảnh Tư liệu
Hệ thống ghềnh thác trong Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng đa dạng, phong phú, mang vẻ đẹp hùng vỹ song cũng rất nên thơ. Ảnh Tư liệu
Hệ thống rừng thường xanh ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng gần như còn nguyên vẹn. Ảnh Tư liệu
Hệ thống rừng thường xanh ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng gần như còn nguyên vẹn. Ảnh: Tư liệu
 Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của không chỉ của khu vực Tây Nguyên và mà cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của không chỉ của khu vực Tây Nguyên và mà cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Vượn đen má hung là một loài động vật quý hiếm còn lại ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh Tư liệu
Vượn đen má hung là một loài động vật quý hiếm còn lại ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh Tư liệu
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, lịch sử. Trong ảnh, các chuyên gia Nga và Việt Nam đang tham gia khai quật ở vùng thung lũng An Khê và rìu tay được tìm thấy. Ảnh: Nguyễn Thị Kim Vân
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, lịch sử. Trong ảnh, các chuyên gia Nga và Việt Nam đang tham gia khai quật ở vùng thung lũng An Khê và rìu tay được tìm thấy. Ảnh: Nguyễn Thị Kim Vân
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một điểm nhấn độc đáo của văn hóa truyền thống tại Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh Tư liệu
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một điểm nhấn độc đáo của văn hóa truyền thống tại Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Tư liệu

PHƯƠNG LINH (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm