Vẻ đẹp ngỡ ngàng của rừng tràm miền sông nước khiến du khách nao lòng khi ghé đến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Miền Tây chính là vùng được nhiều du khách yêu thích và luôn ghé đến vào dịp hè. Đến miền Tây bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống nhộn nhịp của người dân nơi đây trên thuyền bè.

Rừng tràm Trà Sư

 

 

Với diện tích gần 850 ha, rừng tràm Trà Sư phủ một màu xanh của tràm, phía dưới là đám bèo tây mơn mởn giăng kín mặt nước. Du khách sẽ được tắc ráng rẽ nước để đưa vào sâu trong rừng tràm để tham quan.
 

 

Đây cũng là địa điểm được ví như “con đường nước”, từ lâu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.
 

 
 

Du khách có thể vừa ngồi xuồng, vừa chạm tay vào những đám bèo ngay sát mặt nước, ngắm những bông điên điển vàng rực hai bên, cùng những dãy tràm xanh mướt. Nếu đi vào sáng sớm hoặc xế chiều, du khách sẽ thích thú khi chứng kiến những đàn chim bay về tổ rợp cả bầu trời.

Rừng tràm Gáo Giồng

 

 
 

Khoảng cách từ TP HCM đến thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp không xa lắm, chỉ khoảng 157 km. Tôi đã có một chuyến dã ngoại đến rừng tràm sinh thái Gáo Giồng thuộc địa phận Cao Lãnh vào dịp cuối tuần.
 

 

Đến thị xã Cao Lãnh có hai cung đường vào rừng tràm Gáo Giồng. Một là đến ngay cầu Bình Trị đi tắc ráng vào trong khoảng 40 phút. Tôi chọn đi đường bộ vào khoảng 20 km hướng vào xã Tân Nghĩa, qua những cây cầu sắt ọp ẹp có từ thời thế chiến thứ 2, đoạn đường tuy nhỏ chỉ vừa đủ một chiếc xe 4 chỗ. Tuy nhiên, không sai lầm khi đi đoạn đường này, con đường trải dài hun hút rợp mát bóng cây, cảm giác như đang tiến vào mọt đường hầm xanh không biết điểm dừng, rất đẹp.
 

 

Đến đây du khách sẽ được ăn uống no say nức bụng, tổng thiệt hại chỉ hơn 200.000 đồng. Còn gì hơn là nằm võng đu đưa gió hiu hiu chìm vào giấc ngủ giữa đồng hoa sen thoang thoảng.

Rừng tràm U Minh Thượng

 

 
 

Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) là một địa điểm lý tưởng để tham quan và du lịch. Bởi nơi đây lưu giữ những giá trị thiên nhiên hoang sơ nhưng quyến rũ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Đến U Minh Thượng, khách du lịch sẽ được một lần đắm chìm trong vẻ xanh tươi, hoang sơ mà tươi mát khi đi qua còn đường trong khu rừng.
 

 

Ở đây nổi bật là cây tràm với độ cao khoảng 20m, tán thưa, lá nhỏ và đặc biệt tỏa hương rất thơm.

Theo các nhà khoa học, Vườn Quốc gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng nhất của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam, khu vực khác là U Minh Hạ. Nơi đây được công nhận là một trong ba khu vực ưu tiên cao nhất cho việc bảo tồn đất ngập nước ở miền Tây.

Rừng Tràm Vị Thủy

 

 

Rừng tràm Vị Thủy cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp) được biết đến như một hệ sinh thái “đất ngập nước ngọt” độc đáo, là một đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi thích hợp cho các loài chim cò hoang dã tụ hội làm tổ theo mùa.
 

 

Rừng tràm Vị Thủy ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích khoảng 200 ha, trong đó diện tích của rừng tràm là 35 ha.

Cát An/phunu

Có thể bạn quan tâm