Bảo tàng thế giới càphê được lấy cảm hứng từ triết lý kiến trúc của Trung Nguyên kết hợp với sự hài hòa, đặc sắc văn hóa của 49 dân tộc anh em sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
.
Khi bạn đến với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có một địa chỉ không thể không ghé thăm đó là Bảo tàng càphê thế giới, xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 45 ha và được mở cửa đón khách từ năm 2018.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bảo tàng càphê được thành lập ở các quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản, Brazil, Colombia, Ethiopia... nhưng Bảo tàng càphê thế giới ở Việt Nam là bảo tàng sống động lớn nhất, độc đáo nhất, đặc sắc nhất và được coi là một phần trong tổng thể “Thủ phủ càphê Toàn cầu.”
Bảo tàng thế giới càphê được lấy cảm hứng từ triết lý kiến trúc của tập đoàn càphê Trung Nguyên kết hợp với sự hài hòa, đặc sắc văn hóa của 49 dân tộc anh em sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Với không gian mở chia thành nhiều khu khác nhau, điểm nhấn của bảo tàng chính là thiết kế theo kiến trúc nhà dài của đồng bào Tây Nguyên kết hợp với sóng âm từ tiếng chuông ngân được cách điệu thành những đường cong đa hình và uyển chuyển.
Sự giao thoa này tạo nên hình khối kiến trúc đặc biệt và độc đáo mới mẻ mà không nơi nào có được.
Không gian triển lãm tương tác với khách tham quan thông qua những trải nghiệm nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm...
Bảo tàng càphê thế giới. (Ảnh: Hào Nguyễn/Vietnam+) |
Ngoài việc trưng bày các vật dụng, công cụ sản xuất và chế biến cà phê của người Việt từ cổ chí kím. Còn lại hầu hết các hiện vật được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới và được bài trí ngay trên lối đi, không đóng trong tủ kính, tạo cảm giác chân thực và gần gũi.
Khi đến với bảo tàng du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng những đồ chế biến cà phê có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.
Thư viện trong bảo tàng cũng là không gian được nhiều bạn trẻ yêu thích. Bạn có thể tìm đọc những cuốn sách hoặc chụp ảnh checkin tại đây.
Bảo tàng thế giới càphê không chỉ là điểm đến của cộng đồng yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới mà còn định vị lại giá trị của ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.
Theo Hào Nguyễn (Vietnam+)