10 cách giảm ho dai dẳng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Khi bị ho dai dẳng suốt ngày đêm, bạn vừa mệt mỏi vì sức khỏe giảm sút đồng thời công việc cũng bị ảnh hưởng. Những cách dưới đây có thể giúp bạn chế ngự các cơn ho khan:

1. Dùng thuốc long đờm. Các thuốc ho không cần kê đơn chứa chất long đờm như guaifenesin sẽ làm sạch chất nhầy và các dịch tiết khác, giúp bạn dễ thở hơn.

2. Dùng thuốc ho. Các thuốc ho không cần kê đơn thường chứa dextromethorphan, có thể tạm thời giảm ho khan.

 

3. Nhấm nháp trà xanh. Hàng trăm năm nay, uống trà nóng đã được xem như một cách giảm ho. Trà xanh giàu chất chống ôxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên. Thêm một chút mật ong vào sẽ làm tăng thêm tác dụng.

4. Giữ cho cơ thể đủ nước. Uống đủ nước luôn là một ý kiến hay, nhất là khi bạn bị ho.

5. Dùng thuốc ngậm. Loại thuốc này rất tốt trong việc làm dịu họng khô, và giảm cơn ho. Nếu không có thuốc ngậm, ngậm kẹo cứng cũng giúp giảm ho khan.

Để có giấc ngủ đêm “yên ổn” hơn, những cách dưới đây giúp bạn kiểm soát ho:

1. Dùng chút mật ong. Mật ong thường được dùng để giảm ho cho mọi lứa tuổi. Nhưng mật ong có thể làm giảm ho ban đêm ở trẻ em. Thực chất mật ong hoạt động như các thuốc chứa dextromethorphan. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa các tạp chất và nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ.

2. Hạ gục cơn ho bằng thuốc xịt. Dùng thuốc xịt hoặc làm ẩm không khí có thể làm ẩm đường hô hấp, giúp giảm ho khan.

Mật ong giúp giảm ho.
Mật ong giúp giảm ho.

3. Nằm gối cao khi ngủ. Nằm gối cao có thể làm giảm ho do ướt phía sau mũi. Ngủ theo cách này cũng giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (căn bệnh có thể gây ho).

4. Bôi dầu thơm. Bôi dầu menthol thơm giúp thông mũi, làm giảm ho ban đêm.

5. Đổi thuốc trị ho ban đêm. Thuốc kháng histamin có thể khiến bạn lơ mơ khi làm việc. Tuy nhiên, dùng vào ban đêm, thuốc sẽ giúp ngừng ho và bạn có thể ngon giấc đến sáng.

Một điều rất quan trọng là khi bạn bị ho dài ngày mà không đỡ, hãy đi khám bệnh, vì ho có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm xoang mạn, trào ngược, hen, viêm phế quản, viêm phổi.

Theo TPO

Có thể bạn quan tâm