Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Các nhà máy đường phải đảm bảo lợi nhuận cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 16-5, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương có vùng nguyên liệu mía và đại diện các nhà máy đường về tình hình sản xuất mía đường trên địa bàn tỉnh niên vụ 2017-2018. Đồng chí Dương Văn Trang-Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trần Dung

Niên vụ 2017-2018, Gia Lai có trên 20.000 hộ trồng mía với tổng diện tích gần 46.780 ha, là tỉnh có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất trong cả nước (diện tích bằng 16,7%, sản lượng bằng 18% cả nước). Năng suất mía bình quân toàn tỉnh niên vụ 2017-2018 ước đạt 709 tạ/ha; sản lượng mía niên vụ 2017-2018 ước đạt trên 3,3 triệu tấn.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các huyện, thị xã có vùng nguyên liệu mía; đại diện hai nhà máy đường An Khê và Ayun Pa cùng lãnh đạo các sở, ngành đã nêu lên những khó khăn, tồn tại về tình hình sản xuất mía đường trên địa bàn tỉnh như: giá đường và giá mía nguyên liệu giảm mạnh đã ảnh hưởng đến sản xuất, thu mua nguyên liệu của các nhà máy và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người trồng mía trên địa bàn tỉnh; diện tích đất trồng mía manh mún nên việc xây dựng cánh đồng mía lớn còn gặp nhiều khó khăn; diện tích đất bạc màu do trồng mía ngày càng cao nên năng suất, chất lượng và hệu quả sản xuất chưa cao; khâu chăm sóc, thu hoạch còn thủ công; diện tích mía được thâm canh, luân canh và ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước còn thấp…

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trần Dung
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trần Dung

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cho rằng, các địa phương, các sở ngành cần tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà máy đường trong hoạt động sản xuất; cần quy hoạch rõ ràng nguồn nguyên liệu riêng cho từng nhà máy đường; tập trung chỉ đạo và có giải pháp cụ thể để thúc đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong vùng nguyên liệu mía như: hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã mía đường, tổ hợp tác sản xuất chuyên canh mía trên từng địa bàn thôn… Song song với đó, các nhà máy đường phải đảm bảo lợi nhuận cho người dân. “Đối với những diện tích trồng mía cho năng suất thấp, những diện tích mía ở độ dốc cao trên đất lâm nghiệp và những nơi trồng mía mà việc đưa cơ giới , máy móc thiết bị vào sản xuất cũng như việc thực hiện xây dựng cánh đồng mía lớn gặp nhiều khó khăn thì sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác phù hợp hơn và có hiệu quả kinh tế cao hơn”- Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm