Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Cảnh báo tình trạng cháy xe khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy xe khách, gây thiệt hại lớn cho đơn vị kinh doanh vận tải. Phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng này, ngành chức năng cho rằng tai họa có thể phòng tránh được.
Liên tiếp cháy xe khách 
Khoảng 20 giờ 20 phút ngày 7-9, xe khách giường nằm BKS 77B-010.65 của nhà xe Tuấn Vũ chạy tuyến Bình Định-Đak Nông đang lưu thông theo hướng huyện Mang Yang đi TP. Pleiku, khi dừng mua vé tại Trạm thu phí BOT 36.71 (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) thì bốc cháy. Chiếc xe đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Rất may, toàn bộ nhân viên và hành khách trên xe đều kịp thoát ra ngoài an toàn.
Trước đó ít ngày, vào 0 giờ 40 phút ngày 31-8, xe khách giường nằm BKS 86B-013.25 của nhà xe Anh Phát chạy tuyến Bình Thuận-Gia Lai do tài xe Trần Quang Tiến (SN 1975, trú tại TP. Pleiku) điều khiển chở theo khoảng 40 hành khách, khi đến Km 35+500 quốc lộ 26 (đoạn qua buôn Thi, xã Ea Trang, huyện M’Đrak, tỉnh Đak Lak) đã bất ngờ bốc cháy. 
Thậm chí, có trường hợp xe không di chuyển cũng bị bốc cháy. Mới đây nhất, trưa 15-9, xe khách BKS 81B-011.84 của nhà xe Hưng Thịnh Gia Lai đang đậu tại Bến xe Miền Đông (TP. Hồ Chí Minh) đã bất ngờ bốc cháy. Tương tự, xe của nhà xe Vương Tấn Dũng (thị xã An Khê) cũng từng gặp tình huống tương tự khi đang đậu tại bãi.
Cảnh báo tình trạng cháy xe khách (GLO)- Gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy xe khách, gây thiệt hại lớn cho đơn vị kinh doanh vận tải. Phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng này, ngành chức năng cho rằng tai họa có thể phòng tránh được. Liên tiếp cháy xe khách Khoảng 20 giờ 20 phút ngày 7-9, xe khách giường nằm BKS 77B-010.65 của nhà xe Tuấn Vũ chạy tuyến Bình Định-Đak Nông đang lưu thông theo hướng huyện Mang Yang đi TP. Pleiku, khi dừng mua vé tại Trạm thu phí BOT 36.71 (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) thì bốc cháy. Chiếc xe đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Rất may, toàn bộ nhân viên và hành khách trên xe đều kịp thoát ra ngoài an toàn. Trước đó ít ngày, vào 0 giờ 40 phút ngày 31-8, xe khách giường nằm BKS 86B-013.25 của nhà xe Anh Phát chạy tuyến Bình Thuận-Gia Lai do tài xe Trần Quang Tiến (SN 1975, trú tại TP. Pleiku) điều khiển chở theo khoảng 40 hành khách, khi đến Km 35+500 quốc lộ 26 (đoạn qua buôn Thi, xã Ea Trang, huyện M’Đrak, tỉnh Đak Lak) đã bất ngờ bốc cháy. Thậm chí, có trường hợp xe không di chuyển cũng bị bốc cháy. Mới đây nhất, trưa 15-9, xe khách BKS 81B-011.84 của nhà xe Hưng Thịnh Gia Lai đang đậu tại Bến xe Miền Đông (TP. Hồ Chí Minh) đã bất ngờ bốc cháy. Tương tự, xe của nhà xe Vương Tấn Dũng (thị xã An Khê) cũng từng gặp tình huống tương tự khi đang đậu tại bãi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh), từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy xe ô tô, trong đó có 8 xe tải, 4 xe con, còn lại các loại xe khác. “Các vụ cháy xe cơ giới nói chung, cháy xe khách nói riêng thường gây thiệt hại lớn cho chủ phương tiện và đe dọa tính mạng con người. Hơn nữa, đa số hiện trường nơi xảy ra cháy xe thường ở xa đơn vị phòng cháy chữa cháy. Do đó, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn”-Trung tá Trịnh Xuân Tuấn-Đội trưởng Đội Tham mưu (Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ) cho hay. Đâu là nguyên nhân? Theo Trung tá Trịnh Xuân Tuấn, trong số 12/14 vụ cháy xe ô tô đã được làm rõ nguyên nhân cháy đều xuất phát từ “sự cố hệ thống, thiết bị điện”. Ngoài ra, nguyên nhân cảnh báo là chủ phương tiện còn lắp đặt thêm thiết bị điện từ bên ngoài vào; không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Liên quan đến sự cố từ hệ thống, thiết bị điện trong các vụ cháy xe ô tô, ông Cao Anh Tuấn-Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 81-02D (TP. Pleiku) cho rằng: Có thể khoanh vùng một số hành vi, việc làm dẫn đến nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy trên phương tiện xe khách bao gồm: can thiệp, tự ý đấu nối thêm vào hệ thống điện; hệ thống bình chứa, truyền dẫn nhiên liệu bị rò rỉ; tài xế non kinh nghiệm điều khiển phương tiện, khi “đổ đèo” thường rà phanh liên tục dẫn đến tăng nhiệt ở bánh lốp... “Việc đấu nối thêm nhiều thiết bị điện dẫn đến quá tải đường điện hoặc thợ đấu nối ít kinh nghiệm dẫn đến rò rỉ, chập điện và phát sinh cháy. Để “qua mặt” đơn vị đăng kiểm, chủ phương tiện thường tháo gỡ các chi tiết đấu nối, lắp thêm trước khi đưa phương tiện đi kiểm định. Sau khi hoàn tất kiểm định sẽ lắp trở lại để sử dụng”-ông Tuấn chỉ rõ. Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Hưng-Chánh Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải còn chỉ ra: “Nhiều xe khách vẫn nhận vận chuyển hàng hóa mặc dù không có chức năng này; hàng hóa vận chuyển không được kiểm tra kỹ càng, thậm chí chứa chất dễ nổ, dễ cháy; vận chuyển xe máy không hút hết xăng trong bình nhiên liệu dẫn đến rò rỉ; lắp đặt thêm hệ thống đèn chạy quảng cáo, đèn led bên trong xe gây quá tải, chập điện…”. Các nhà chuyên môn và cơ quan chức năng còn cảnh báo tình trạng cháy xe ô tô như: sử dụng nhiên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, sơ suất để nguồn nhiệt quá gần xe dẫn đến bắt lửa, rơm rạ bị kẹt lại ở bánh xe sau đó tiếp xúc với một số bộ phận có nhiệt độ cao như ống bô, hay đơn giản là phong tục thắp nhang trên xe nhưng tại vị trí không phù hợp. “Đơn vị từng tiếp nhận và xử lý trường hợp xe tải bị cháy phần cabin do tài xế thắp nhang bất cẩn”-Trung tá Trịnh Xuân Tuấn cho hay. LÊ HÒA Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) xử lý vụ cháy xe khách xảy ra gần Trạm thu phí BOT 36.71 (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang). Ảnh: Lê Hòa
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) xử lý vụ cháy xe khách xảy ra gần Trạm thu phí BOT 36.71 (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang). Ảnh: Lê Hòa
Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh), từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy xe ô tô, trong đó có 8 xe tải, 4 xe con, còn lại các loại xe khác.
“Các vụ cháy xe cơ giới nói chung, cháy xe khách nói riêng thường gây thiệt hại lớn cho chủ phương tiện và đe dọa tính mạng con người. Hơn nữa, đa số hiện trường nơi xảy ra cháy xe thường ở xa đơn vị phòng cháy chữa cháy. Do đó, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn”-Trung tá Trịnh Xuân Tuấn-Đội trưởng Đội Tham mưu (Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ) cho hay.
Đâu là nguyên nhân?
Theo Trung tá Trịnh Xuân Tuấn, trong số 12/14 vụ cháy xe ô tô đã được làm rõ nguyên nhân cháy đều xuất phát từ “sự cố hệ thống, thiết bị điện”. Ngoài ra, nguyên nhân cảnh báo là chủ phương tiện còn lắp đặt thêm thiết bị điện từ bên ngoài vào; không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
Liên quan đến sự cố từ hệ thống, thiết bị điện trong các vụ cháy xe ô tô, ông Cao Anh Tuấn-Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 81-02D (TP. Pleiku) cho rằng: Có thể khoanh vùng một số hành vi, việc làm dẫn đến nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy trên phương tiện xe khách bao gồm: can thiệp, tự ý đấu nối thêm vào hệ thống điện; hệ thống bình chứa, truyền dẫn nhiên liệu bị rò rỉ; tài xế non kinh nghiệm điều khiển phương tiện, khi “đổ đèo” thường rà phanh liên tục dẫn đến tăng nhiệt ở bánh lốp...
“Việc đấu nối thêm nhiều thiết bị điện dẫn đến quá tải đường điện hoặc thợ đấu nối ít kinh nghiệm dẫn đến rò rỉ, chập điện và phát sinh cháy. Để “qua mặt” đơn vị đăng kiểm, chủ phương tiện thường tháo gỡ các chi tiết đấu nối, lắp thêm trước khi đưa phương tiện đi kiểm định. Sau khi hoàn tất kiểm định sẽ lắp trở lại để sử dụng”-ông Tuấn chỉ rõ.
Sở Giao thông-Vận tải luôn yêu cầu các Trung tâm đăng kiểm phải kiểm định chặt chẽ, nghiêm túc và từ chối cấp chứng nhận kiểm định đối với phương tiện không đảm bảo điều kiện. Ảnh: Lê Hòa
Sở Giao thông-Vận tải luôn yêu cầu các trung tâm đăng kiểm phải kiểm định chặt chẽ, nghiêm túc và từ chối cấp chứng nhận kiểm định đối với phương tiện không đảm bảo điều kiện. Ảnh: Lê Hòa
Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Hưng-Chánh Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải còn chỉ ra: “Nhiều xe khách vẫn nhận vận chuyển hàng hóa mặc dù không có chức năng này; hàng hóa vận chuyển không được kiểm tra kỹ càng, thậm chí chứa chất dễ nổ, dễ cháy; vận chuyển xe máy không hút hết xăng trong bình nhiên liệu dẫn đến rò rỉ; lắp đặt thêm hệ thống đèn chạy quảng cáo, đèn led bên trong xe gây quá tải, chập điện…”.
Các nhà chuyên môn và cơ quan chức năng còn cảnh báo tình trạng cháy xe ô tô như: sử dụng nhiên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, sơ suất để nguồn nhiệt quá gần xe dẫn đến bắt lửa, rơm rạ bị kẹt lại ở bánh xe sau đó tiếp xúc với một số bộ phận có nhiệt độ cao như ống bô, hay đơn giản là phong tục thắp nhang trên xe nhưng tại vị trí không phù hợp.
“Đơn vị từng tiếp nhận và xử lý trường hợp xe tải bị cháy phần cabin do tài xế thắp nhang bất cẩn”-Trung tá Trịnh Xuân Tuấn cho hay.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm