Kinh tế

Nông nghiệp

Đồng Tháp: Nuôi loài côn trùng bay vèo vèo đen sì sì mà đẻ ra "trứng vàng" chàng kỹ sư tốn 2 tấn rác/ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua quá trình nghiên cứu, anh kỹ sư môi trường Võ Duy Khánh (SN 1989) ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã mạnh dạn sử dụng nguyên liêu phụ phẩm từ xoài để nuôi ruồi lính đen, sau đó đem chiết suất chế phẩm dịch thủy phân từ ấu trùng của ruồi lính đen phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Tận dụng phế phẩm bỏ đi từ quả xoài để nuôi ruồi lính đen, sau đó làm dịch thủy phân từ ấu trùng ruồi lính đen phục vụ trồng trọt và chăn nuôi.

 

 


Ông Lê Minh Hùng - Chủ tịch Liên hiệp Hội thăm và động viên kỹ sư Khánh tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2020 - 2021

Đồng Tháp được xem là thủ phủ xoài, được trồng khá phổ biến và chủ yếu dùng để ăn tươi. Ngoài ra, một số công ty chế biến xuất khẩu có những sản phẩm từ xoài như: xoài đông lạnh dạng 2 má, dạng quân cờ, dạng hạt lựu, mứt nhuyễn, dạng sấy dẻo, nước ép,...

Đối với sản phẩm xoài đông lạnh xuất khẩu, các công ty chỉ sử dụng hai bên má của quả xoài, phần thịt vụn còn lại là rất lớn, hàng trăm tấn mỗi ngày. Đối với các công ty chế biến xoài sấy, cũng chỉ sử dụng phần thịt má xoài, phần thịt vụn xoài có thể chiếm đến 30% phần thịt quả xoài. Đây là nguồn phụ phẩm của xoài hiện nay các công ty chưa có biện pháp xử lý, đổ bỏ gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường nếu như không có giải pháp xử lý.

Qua quá trình nghiên cứu, anh kỹ sư môi trường Võ Duy Khánh (SN 1989) ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đã mạnh dạn sử dụng nguyên liêu phụ phẩm từ xoài để nuôi ruồi lính đen, sau đó đem chiết suất chế phẩm dịch thủy phân từ ấu trùng của ruồi lính đen phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Đây cũng là kết quả của đề tài của anh sẽ tham dự Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.

Theo kỹ sư Võ Duy Khánh, dịch thủy phân (chế phẩm sinh học): bổ sung các enzym và acid amin giúp tăng chất lượng thức ăn, tạo mùi hấp dẫn kích thích tôm cá ăn nhiều, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng độ kết bám và tạo màng bảo vệ cho các chất bổ sung hoặc thuốc điều trị vào khẩu phần thức ăn.

Ngoài ra, ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn bổ sung đạm trong chăn nuôi, thủy sản; cho ấu trùng ăn các phế phụ phẩm nông nghiệp (từ các loại trái cây) giúp xử lý môi trường đồng thời tạo thành phân bón hữu cơ bổ sung cho cây trồng. Nhộng ruồi lính đen làm thức ăn cho chăn nuôi gia cầm, thủy sản và xác ruồi lính đen: tận dụng làm phân bón cho cây trồng.

Kỹ sư Võ Duy Khánh cho biết, quy trình công nghệ sản xuất dịch thủy phân ấu trùng ruồi lính đen đã được áp dụng sản xuất thử nghiệm chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu phụ phẩm xoài hiện có tại địa phương, bước đầu trang trại của anh tiêu thụ mỗi ngày khoản 2 tấn rác thải từ trái xoài. Kỹ thuật, máy móc, thiết bị đơn giản do trong nước chế tạo nên chi phí đầu tư không quá cao. Với tổng chi phí đầu tư thiết bị ban đầu cho trang trại khoản 2 tỷ đồng, quy mô sản xuất 300kg ấu trùng/ngày và trang trại có thể thu hồi vốn sau hơn 2 năm.

Với mô hình của anh, vừa tạo được việc làm cho nhiều lao động, vừa xử lý được nguồn rác thải, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt. Qua tâm sự anh cho biết: “Nếu như có nguồn vốn lớn, anh sẽ đầu tư và phát triển với quy mô lớn nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội”.

 

https://danviet.vn/dong-thap-nuoi-loai-con-trung-bay-veo-veo-den-si-si-ma-de-ra-trung-vang-chang-ky-su-ton-2-tan-rac-ngay-20210328220916163.htm
 

Theo Tr.Vũ (Báo Đồng Tháp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm