Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Đường lại biến thành… sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi khi mua mùa mưa đến, con đường nối từ ngã ba La Sơn (xã Chư Hdrông, TP. Pleiku) đi các xã Ia Tiêm, Bờ Ngoong, Albá của huyện Chư Sê; Ia Băng (huyện Đak Đoa) lại biến  thành sông, dân kêu trời với “con đường đau khổ”. Đặc biệt, đoạn qua thôn Hàm Rồng, xã Ia Băng, con đường đã biến dạng với chi chit ổ gà, ổ voi, thậm chí có đoạn trở thành “ao cá”, lâu nay đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân sinh sống ở đây cũng như người lưu thông qua lại trên tuyến đường này. 

Từ ngã ba La Sơn (quốc lộ 14) đi vào chưa đầy 500m, các phương tiện giao thông đã phải nặng nề di chuyển tìm cách vượt qua nhiều chướng ngại vật là những ổ trâu, ổ voi. Đến đoạn thôn Hàm Rồng (xã Ia Băng, huyện Đăk Đoa) hầu như tất cả các phương tiện phải dừng lại quan sát để tìm cách vượt qua nhiều “ao cá” rộng hơn 20 mnằm chắn ngang đường. Nhiều người đi xe máy lư thông đến đoạn này, nhất là các chị em phụ nữ chỉ còn cách quay đầu xe tìm đường khác để đi, có người không dám ngồi trên xe chạy qua đành lội xuống dắt xe vượt ao, nhiều người khác đánh liều "vượt ải" trong sự sợ hãi.
Đang loay hoay nhìn trước, ngó sau tìm hướng sang bên kia đường, bà Nguyễn Thị Dung (xã Albá, huyện Chư Sê) không còn cách lựa chọn nào khác là lội bì bõm, hì hục đẩy chiếc xe máy chở đầy quả bơ "vượt sông". “Cực chẳng đã có việc nên tôi phải đi tuyến đường này. "Đi đường mà cứ ngỡ như lội dưới ruộng, hết lầy lội lại đến nước ngập. Năm trước tôi đi cũng thấy thế này, năm nay vẫn thế, sao không thấy ai sửa chữa gì cả?" bà Dung bức xúc nói.
Bì bõm lội nước đẩy xe máy vượt sông
Bà Nguyễn Thị Dung (xã Albá, huyện Chư Sê) bì bõm lội nước đẩy chiếc xe máy chở đầy bơ vượt... sông. Ảnh: M.N
Bà Phạm Thị Nhang (thôn Hàm Rồng, xã Ia Băng), chủ quán tạp hóa cạnh “con sông” nói trên cho hay: Năm nào cũng vậy, hễ mưa đến là đoạn đường trước nhà bà lại chìm trong biển nước, các phương tiện, nhất là xe máy đi qua đây thường bị chết máy do ngập nước. Năm nay thì ao nước này lại bị ngập nặng hơn, chỉ trong buổi sáng bà đã chứng kiến 4 trường hợp bị té ngã, trong đó có 1 phụ nữ bị thương, máu chảy khắp chân.
“Cạnh nhà tôi, có 1 gia đình vì nước, bùn đất văng tứ tung vào nhà mỗi khi có xe ô tô chạy ngang nên đành phải khóa cửa, chuyển nhà đi nơi khác ở tạm. Từ đầu mùa mưa đến nay, các gia đình có con nhỏ học trường mầm non phía trong đều chuyển trường cho con. Chứ đưa con đi đường này, nếu may mắn không bị tai nạn dọc đường thì có đến trường được, áo quần cũng dính đầy bùn đất”, bà Nhang nói.
Những
Những "con sông" chắn ngang đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: M.N
Anh Trần Thanh Tịnh (thôn Hàm Rồng) cũng cho biết, đoạn đường trước nhà anh có đến 3 cái ao chắn ngang đường, các phương tiện lần đầu qua đây không biết đâu mà lần, nhiều người dừng lại dò hỏi độ sâu rồi mới đánh liều cho xe vượt qua trong thấp thỏm. Có nhiều nơi, nước ngập vào tận nhà, mỗi khi có xe ô tô chạy sang là trong nhà đầy nước.
Trước việc con đường huyết mạch biến thành "con sông" mỗi khi mùa mưa đến, ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Gia Lai cho biết: "Tuyến đường này đã được đưa vào dự án khắc phục do việc thi công đường Hồ Chí Minh trước đây làm ảnh hưởng. Hiện tuyến đường đã được Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm đường mới để hoàn trả. Tuy nhiên, nhanh nhất cũng phải qua mùa mưa tuyến đường mới được khởi công.
Các phương tiện lưu thông khá vất vả mỗi khi đến đoạn đường này. Ảnh: M.N
Các phương tiện lưu thông khá vất vả mỗi khi đến đoạn đường này. Ảnh: M.N
“Trước mắt, để đảm bảo giao thông, Sở đã giao cho một công ty sửa chữa đường bộ tiến hành khảo sát, trình phương án triển khai để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến. Ngay trong ngày mai, tôi sẽ mời các đơn vị có liên quan của TP. Pleiku, huyện Chư Sê và Đăk Đoa thống nhất cách thức làm, để trong mùa mưa này người dân đi lại được an toàn”-ông Quế cho biết thêm.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm