(GLO)- Bởi rất nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, trầm cảm, thất bại trong kinh tế, tình cảm… từ đó, không ít người rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định dẫn đến điên loạn, có những hành động không thể kiểm soát và hiện nay số người mắc chứng bệnh này là không nhỏ tại Gia Lai.
Tận tâm với người bệnh
Hàng ngày, để tiếp đón, cấp thuốc điều trị cho những bệnh nhân tâm thần đã được quản lý, các y- bác sĩ tại Khoa Thần Kinh- Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh số 82- Nguyễn Đình Chiểu- TP. Pleiku phải túc trực thường xuyên, có ngày phải trò chuyện, cấp thuốc cho trên 30 người bệnh. Nói là trò chuyện, nhưng nếu ai không hiểu có thể sẽ hiểu nhầm bác sĩ tại đây không hết lòng với bệnh nhân của mình.
Có mặt tại Khoa Thần kinh, chúng tôi gặp một phụ nữ chừng 50 tuổi, dáng đi không đều, lê từng bước đến trước phòng, cầm chiếc nón đưa qua, đưa lại. Người phụ nữ nói: Cho tui thuốc bác sĩ ơi, bữa nay tui quên cầm sổ rồi… cứ thế bà lặp đi lặp lại câu nói dù bác sĩ nhắc không ít lần “không được, phải có sổ mới biết để theo dõi”.
Tuy vậy, các y- bác sĩ ở đây vẫn khám cho bệnh nhân này. Sau khi được khám, cấp thuốc như quy định, một nhân viên y tế tại đây lấy ra tờ 10 ngàn đồng đưa cho người bệnh lúc nãy và nói: Tiền về xe ôm, lần sau nhớ cầm sổ đi khám nhé…
Theo các bác sĩ trực chuyên trách tại khoa Thần kinh thì không ít lần họ bị bệnh nhân và cả người nhà đôi khi không hiểu chuyện nên chửi mắng, có lần xông vào lăng mạ, vung tay, vung chân nhưng với họ công việc là trên hết nên lâu rồi cũng quen.
Mở lòng về công việc chuyên môn của mình, bác sĩ Đồng Vĩnh Thanh- Trưởng khoa Thần kinh, Trung tâm Phòng- chống bệnh xã hội, nói trong ngập ngừng: Gắn bó với công việc này từ năm 1991 đến nay, tiếp xúc không ít bệnh nhân, có gia đình cả 3 thế hệ đều mắc bệnh, có trường hợp thì không nơi nương tựa. Xác định đây là công việc giúp ích cho xã hội, do vậy mỗi ngày thiếu bệnh nhân chúng tôi cũng thấy buồn và lo vì không hiểu sao họ không đến khám, nhận thuốc theo lịch.
Theo bác sĩ Thanh: Qua theo dõi trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây, số người mắc các chứng bệnh về tâm thần có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân mắc cũng rất nhiều như: Buồn bực, thất vọng trong cuộc sống, chuyện tình cảm, kinh tế gia đình… bên cạnh là các nguyên nhân bẩm sinh, di truyền, tai nạn giao thông, lao động hoặc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: rượu, bia...
Trong số trên 1.500 bệnh nhân mắc chứng tâm thần trong toàn tỉnh đang được quản lý thì có không ít ca tự mình gây ra những thương tích nghiêm trọng như nhảy lầu, rạch bụng… với những trường hợp này bệnh viện và gia đình thường xuyên theo dõi rất vất vả do chưa có cơ sở chuyên môn điều trị.
Cần sớm đầu tư xây dựng nơi điều trị, nuôi dưỡng bệnh nhân
Ngoài kinh phí thường xuyên từ chương trình mục tiêu quốc gia cấp điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm từ Trung ương thì khó khăn của Khoa hiện nay là thiếu thuốc điều trị, thuốc bổ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, có lần bệnh nhân tăng đột biến thiếu thuốc phải xin kinh phí bổ sung của địa phương, đặc biệt nơi điều trị cho bệnh nhân mắc chứng tâm thần vẫn chưa được đầu tư xây dựng dù dự án cho chương trình này đã được nhắc đến cách nay gần chục năm.
Về vấn đề này, bác sĩ Thanh cho biết: Hiện tất cả các trường hợp mắc bệnh về tâm lý phải điều trị ở tỉnh ngoài do cơ sở tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không thể đáp ứng, nhiều bệnh nhân tự phá cửa bỏ đi không kiểm soát được. Chúng tôi rất mong được tỉnh quan tâm sớm xây dựng đưa vào hoạt động bệnh viện đảm bảo cho việc điều trị, giảm khó khăn cho gia đình bệnh nhân khi điều trị ngoài tỉnh.
Hiện tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là TP. Pleiku đang có nhiều trường hợp mắc chứng tâm thần không được gia đình chăm lo, thường xuyên đi khắp nơi, tụ tập đánh nhau… tạo nên những hình ảnh không đẹp trong xã hội. Việc xây dựng một trung tâm điều trị, nuôi dưỡng chăm sóc bệnh nhân tâm thần là việc rất cần được các cấp chính quyền quan tâm trong tương lai gần.
Tận tâm với người bệnh
Hàng ngày, để tiếp đón, cấp thuốc điều trị cho những bệnh nhân tâm thần đã được quản lý, các y- bác sĩ tại Khoa Thần Kinh- Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh số 82- Nguyễn Đình Chiểu- TP. Pleiku phải túc trực thường xuyên, có ngày phải trò chuyện, cấp thuốc cho trên 30 người bệnh. Nói là trò chuyện, nhưng nếu ai không hiểu có thể sẽ hiểu nhầm bác sĩ tại đây không hết lòng với bệnh nhân của mình.
Khám, phát thuốc cho bệnh nhân tâm thần. Ảnh: Nguyễn Giác |
Tuy vậy, các y- bác sĩ ở đây vẫn khám cho bệnh nhân này. Sau khi được khám, cấp thuốc như quy định, một nhân viên y tế tại đây lấy ra tờ 10 ngàn đồng đưa cho người bệnh lúc nãy và nói: Tiền về xe ôm, lần sau nhớ cầm sổ đi khám nhé…
Theo các bác sĩ trực chuyên trách tại khoa Thần kinh thì không ít lần họ bị bệnh nhân và cả người nhà đôi khi không hiểu chuyện nên chửi mắng, có lần xông vào lăng mạ, vung tay, vung chân nhưng với họ công việc là trên hết nên lâu rồi cũng quen.
Để giúp đỡ những gia đình có người mắc bệnh liên quan đến tâm thần, ngoài khám, phát thuốc điều trị tại Khoa thì các y, bác sĩ còn thường xuyên phối hợp chính quyền tại các địa phương tổ chức khám sàn lọc trong cộng đồng, lập hồ sơ quản lý, giám sát sức khỏe người bệnh. Điều quan trọng nhất đối với người mắc bệnh này là sự quan tâm, theo dõi của người thân, bạn bè giúp người bệnh mau chóng hồi phục. |
Theo bác sĩ Thanh: Qua theo dõi trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây, số người mắc các chứng bệnh về tâm thần có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân mắc cũng rất nhiều như: Buồn bực, thất vọng trong cuộc sống, chuyện tình cảm, kinh tế gia đình… bên cạnh là các nguyên nhân bẩm sinh, di truyền, tai nạn giao thông, lao động hoặc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: rượu, bia...
Trong số trên 1.500 bệnh nhân mắc chứng tâm thần trong toàn tỉnh đang được quản lý thì có không ít ca tự mình gây ra những thương tích nghiêm trọng như nhảy lầu, rạch bụng… với những trường hợp này bệnh viện và gia đình thường xuyên theo dõi rất vất vả do chưa có cơ sở chuyên môn điều trị.
Cần sớm đầu tư xây dựng nơi điều trị, nuôi dưỡng bệnh nhân
Ngoài kinh phí thường xuyên từ chương trình mục tiêu quốc gia cấp điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm từ Trung ương thì khó khăn của Khoa hiện nay là thiếu thuốc điều trị, thuốc bổ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, có lần bệnh nhân tăng đột biến thiếu thuốc phải xin kinh phí bổ sung của địa phương, đặc biệt nơi điều trị cho bệnh nhân mắc chứng tâm thần vẫn chưa được đầu tư xây dựng dù dự án cho chương trình này đã được nhắc đến cách nay gần chục năm.
Về vấn đề này, bác sĩ Thanh cho biết: Hiện tất cả các trường hợp mắc bệnh về tâm lý phải điều trị ở tỉnh ngoài do cơ sở tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không thể đáp ứng, nhiều bệnh nhân tự phá cửa bỏ đi không kiểm soát được. Chúng tôi rất mong được tỉnh quan tâm sớm xây dựng đưa vào hoạt động bệnh viện đảm bảo cho việc điều trị, giảm khó khăn cho gia đình bệnh nhân khi điều trị ngoài tỉnh.
Hiện tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là TP. Pleiku đang có nhiều trường hợp mắc chứng tâm thần không được gia đình chăm lo, thường xuyên đi khắp nơi, tụ tập đánh nhau… tạo nên những hình ảnh không đẹp trong xã hội. Việc xây dựng một trung tâm điều trị, nuôi dưỡng chăm sóc bệnh nhân tâm thần là việc rất cần được các cấp chính quyền quan tâm trong tương lai gần.
Nguyễn Giác
Phòng bệnh tâm thần phân liệt Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ ràng nên phương pháp phòng bệnh tuyệt đối chưa có cơ sở chắc chắn. Để phòng bệnh, cần rèn luyện cho trẻ tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống. Theo dõi những người có yếu tố di truyền để phát hiện, điều trị sớm. Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị, tránh cho bệnh nhân quá mệt mỏi, lao động quá sức đề phòng bệnh tái phát. (Theo Chương trình Quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng) |